Chơi Piano

45. Thị Tấu, Xướng Âm Và Sáng Tác

By 16/09/2020 No Comments

Thị tấu nghĩa là chơi nhạc không quen thuộc, bằng cách đọc bản nhạc ở tốc độ chính xác, và là một kỹ năng khác biệt so với chỉ đọc ở tốc độ chậm để học một tác phẩm mới. Học viên mới bắt đầu nên được dạy cách đọc ở tốc độ chậm, sau đó là ghi nhớ, rồi đến thị tấu. Ở các cấp độ cao, thị tấu bao gồm sự áp dụng thuyết âm nhạc cơ bản, như hợp âm chuyển và hòa âm. Sau đây là những quy tắc cơ bản cho việc thị tấu (xem Richman để biết thêm chi tiết):

 (1) Chú ý đến âm nhạc; đừng nhìn vào bàn phím/ngón tay. Thỉnh thoảng nhìn thoáng hai bàn tay khi cần thiết để làm những bước nhảy lớn. Phát triển tầm nhìn ngoại vi để bạn có thể hình dung được vị trí của hai tay khi vẫn đang nhìn bảng tổng phổ, và có thể theo dõi cả hai tay cùng một lúc. Cảm nhận các phím trước khi chơi chúng: tuy điều này được áp dụng nếu bạn thị tấu hay chỉ đơn giản là đọc, nó là thành phần then chốt trong thị tấu. Cố gắng “đến đó sớm hơn” cho các bước nhảy, vậy nên, tập luyện các thao tác nhảy [Chơi nhảy, PP, FF]

 (2) Học tất cả những cấu trúc âm nhạc phổ biến: âm bass Alberti, âm giai trưởng và thứ và các ngón bấm cơ bản cũng như các hợp âm rải, các hợp âm phổ biến và chuyển hợp âm, âm láy rền, âm trang sức, vân vân. Khi thị tấu, bạn nên nhận biết những cấu trúc hoặc tiết nhạc thay vì đọc từng nốt một. Ghi nhớ vị trí của những nốt rất cao và rất thấp khi chúng xuất hiện trong bảng tổng phổ để bạn có thể tìm chúng ngay lập tức. Với những nốt cao (hoặc thấp) hơn khuông nhạc, bắt đầu với việc ghi nhớ tất cả các quãng đô tám, rồi thêm vào những nốt khác, bắt đầu với những nốt gần nốt đô nhất.

 (3) Nhìn xa hơn nơi bạn đang chơi, khoảng một nhịp, hoặc hơn, theo tiến triển kỹ năng của bạn trong việc đọc cấu trúc âm nhạc. Tập luyện đến mức bạn có thể đọc trước một cấu trúc nhạc để bạn có thể đoán trước các vấn đề về ngón bấm và có thể tránh rơi vào những tình huống khó khăn. Tuy các đề xuất ngón bấm trong bản nhạc thường có ích, chúng thường vô dụng cho việc thị tấu vì, tuy chúng có thể là những ngón bấm hay nhất, nhưng bạn có thể không dùng chúng được nếu không tập luyện, và bạn có thể không đủ thời gian để hiểu chúng. Vì thế, phát triển một bộ ngón bấm của riêng bạn cho việc thị tấu. Học xướng âm (bên dưới).

(4) Chơi qua các lỗi và làm chúng không thể nghe thấy nhất có thể. Cách tốt nhất để làm việc này là làm nó nghe như bạn đã sửa đổi bản nhạc – vì thế khán giả sẽ không biết rằng bạn đã phạm lỗi hay đã thay đổi nó, đặc biệt vì bạn thường phản đơn giản hóa những thức quá phức tạp để thị tấu. Đây là lý do vì sao học viên được đào tạo cơ bản về thuyết âm nhạc sẽ có lợi thế hơn khi thị tấu. Ba cách để làm các lỗi phạm khó nghe thấy hơn là (i) giữ nguyên nhịp điệp, (ii) giữ một giai điệu liên tục (nếu bạn không đọc được tất cả mọi thứ, giữ giai điệu và loại bỏ phần đệm), và (iii) tập luyện đơn giản hóa những đoạn quá phức tạp để thị tấu. Với các người giỏi thị tấu, công cụ mạnh nhất là khả năng đơn giản hóa bản nhạc: loại bỏ các âm trang sức, moi giai điệu ra từ những đoạn chạy nhanh, vân vân.

 (5) “Tập luyện, tập luyện, tập luyện”. Tuy thị tấu khá dễ học, nó cần được luyện tập hằng ngày để có tiến bộ. Hầu hết học viên cần từ một đến hai năm luyện tập chăm chỉ để trở nên giỏi. Vì thị tấu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận biết các cấu trúc, nó liên quan mật thiết thời trí nhớ. Bạn có thể mất khả năng thị tấu nếu bạn ngừng tập luyện; tuy nhiên, như với trí nhớ, nếu bạn để thành một người thị tấu giỏi từ lúc còn trẻ, bạn sẽ thị tấu giỏi cả đời.

Tiếp tục thêm các “mánh khóe” trong khi bạn tiến bộ. Luyện tập nghệ thuật đọc lướt qua một tác phẩm trước khi bạn thị tấu nó. Rồi bạn sẽ hiểu được trước cách ứng biến với những phần “không thể”.  Bạn thậm chí có thể luyện tập nó một cách nhanh chóng, dùng một phiên bản cô đọng của những thủ thuật học (HS, làm ngắn những đoạn khó, dùng các cặp song song, vân vân), vừa đủ để bản nhạc nghe khá hay. Tôi từng gặp những người thị tấu đã trò chuyện với tôi về một số đoạn có một bản nhạc mới trong một thời gian, sau đó chơi qua cả bản nhạc một cách trơn tru. Sau đó tôi nhận ra rằng họ đã luyện tập những đoạn đó trong những giây ngắn ngủi mà họ làm tôi mất tập trung với những “thảo luận” của họ. 

Tập hợp một số sách với các bản nhạc dễ. Vì tập luyện thị tấu với những bản nhạc quen thuộc sẽ dễ hơn, bạn có thể dùng cùng một tác phẩm để luyện tập thị tấu nhiều lần, cách nhau một tuần hoặc hơn. Điều này sẽ làm quen bạn với những cấu trúc và tiết nhạc phổ biến. Các cuốn sách “Sonatia”, các bản sonata dễ hơn của Mozart, và những cuốn sách về các bài hát dễ phổ biến, là những loại sách tốt cho việc tập luyện. Với những bản nhạc dễ nhất, bạn có dùng những cuốn sách cho người mới bắt đầu, hay những bản nhạc dễ nhất của Bach. Tuy bạn có thể phát triển rất nhiều kỹ năng thị tấu khi luyện tập những bản nhạc quen thuộc, bạn cuối cùng cũng cần phải luyện tập với những bản nhạc mà bạn chưa bao giờ thấy để phát triển những kỹ năng thị tấu chân chính. Kỹ năng hữu dụng nhất để giúp ích cho thị tấu chân chính là xướng âm, hoặc solfege. Học về cao độ tuyệt đối là cách tốt nhất để phát triển xướng âm.

Xướng âm và sáng tác: Để có thể viết lại nhạc hoặc sách tác của bạn, bạn cần học cách đọc viết nhạc (xướng âm [(68) Lý thuyết, Xướng âm]). Luyện đọc viết nhạc bằng cách luyện xướng âm. Lấy bất cứ bản nhạc nào và đọc một vài thanh nhịp và hát nó hay chơi nó bằng cách dùng MP. Sau đó nghiên cứu nó trên đàn dương cầm. Nếu bạn làm điều này với đủ các bản nhạc mà bạn chưa từng nghe bao giờ, bạn sẽ học được cách xướng âm và kỹ năng đọc viết nhạc. Bạn chỉ làm như thế này cho đến khi bạn hiểu rõ nó, vì sẽ giúp ích lớn cho bạn với tư cách là một người chơi dương cầm trong suốt cuộc đời.

Với việc tập luyện để chơi “bằng tai”, tập chơi thị tấu. Khi bạn đã trở nên khá giỏi trong việc thị tấu (có thể mất trên 6 tháng), bắt đầu chơi những giai điệu của chính bạn trên đàn. Ý tưởng đằng sau việc học thị tấu là để làm quen với các nốt chạy, hợp âm, phần đệm, vân vân phổ biến, để bạn có thể tìm chúng trên đàn dễ dàng. Một cách khác là bắt đầu chơi từ fake book và ứng tấu. Mọi giáo viên đều nên phối hợp các bài học xướng âm và chơi bằng tai vào mỗi buổi học, dù chỉ trong vòng một vài phút, và khuyến khích học viên luyện tập chúng tại nhà. 

Khi sáng tác, đừng lo nếu bạn cảm thấy khó khăn để bắt đầu một bản nhạc hay kết thúc nó – có những giải pháp đơn giản mà bạn có thể học sau này. Bắt đầu với việc tạo dựng một tập hợp những ý tưởng mà sau đó bạn có thể hợp lại thành một sáng tác. Đừng lo nếu bạn chưa từng học về sáng tác; tốt nhất là phát triển phong cách riêng của bạn ban đầu, sau đó học về sáng tác để giúp nuôi dưỡng phong cách đó và giải quyết các vấn đề như làm cho bản nhạc của bạn dài hơn hay tìm một phần kết. Âm nhạc không bao giờ “cần là có”, nên có thể gây nản lòng; vì thế, khi một ý tưởng đến, bạn phải làm việc với nó ngay lập tức.

Sáng tác trên một đại dương cầm tốt dùng để biểu diễn có thể truyền cảm hứng cho bạn. Tuy dương cầm điện tử là đủ để sáng tác âm nhạc phổ biến và luyện tập ứng biến jazz, một đại dương cầm chất lượng có thể rất hữu ích cho việc sáng tác âm nhạc (cổ điển) cao cấp. 

Khi bạn đã sáng tác được vài năm, hãy bắt đầu học sáng tác. Đừng cố gắng học tất cả quy tắc sáng tác cùng một lúc, mà học chúng khi nào bạn cần. Các kỹ năng chơi bằng tinh thần là cần thiết cho việc sáng tác; việc không có cao độ tuyệt đối sẽ trở thành một trở ngại lớn.