Chơi Piano

31. Ngón Cái, Ngón Tay Linh Hoạt Nhất, Ngón Cái Quyền Lực

By 02/09/2020 September 17th, 2020 3 Comments

Ngón cái là ngón linh hoạt nhất; nó cho phép chúng ta luyện gam, hợp âm rải và hợp âm rộng. Nó có bốn cách chính để di chuyển xuống (chơi một nốt):

(1) chuyển động ngón: với bàn tay không chuyển động, chơi ngón cái chỉ với chuyển động ngón, bằng cách xoay quanh trục mỗi ngón ở đốt tay (“đốt ngón cái” ở cổ tay),

(2) chuyển động cổ tay: với cẳng tay nằm im và các ngón tay cố định, chơi ngón cái chỉ với chuyển động cổ tay,

(3) chuyển động cánh tay: với ngón tay và cổ tay cố định, chơi ngón cái bằng cách đung đưa toàn bộ cẳng tay xuống. Chuyển động này bắt nguồn từ vai, và bởi

(4) Sự xoay cẳng tay ((21) Xoay Cẳng Tay).

Luyện tập mỗi chuyển động này một cách riêng biệt, loại bỏ mọi căng thẳng. Đầu tiên, luyện tập mỗi chuyển động chậm, nhiều, to dần. Sau đó tăng tốc bằng cách giảm chuyển động. Bài tập này sẽ tiết lộ cái nào là chuyển động nhanh nhất của bạn. Tốc độ có thể được tăng thêm bằng cách kết hợp các chuyển động vì khi kết hợp, chuyển động nhỏ riêng lẻ sẽ cần thiết để hoàn thành phím giống nhau. Việc tách từng chuyển động là khó khăn lúc đầu, vì chúng ta thường kết hợp hầu hết chúng cho các chuyển động ngón cái, đó là lý do tại sao nó rất quan trọng để luyện tập riêng mỗi chuyển động.

Chơi với đầu ngón cái, không phải khớp (của đốt móng tay); điều này sẽ giúp ngón cái lướt đi và cổ tay được nâng lên, nhờ đó giảm nguy cơ lỡ đánh các nốt ngoài ý muốn của các ngón khác. Chơi với đầu ngón làm cho ngón cái chơi được lâu nhất có thể, điều này cần thiết vì nó là ngón ngắn nhất. Điều này cũng làm tăng phạm vi và tốc độ của chuyển động ngón cái; nghĩa là, cho cùng chuyển động ngón cái, đầu ngón di chuyển xa hơn và nhanh hơn so với các khớp.

Có hai thế ngón cái: yếu và mạnh. Đặt cả hai tay trên các phím, thẳng phía trước, móng tay ngón cái đối diện nhau; đây là thế yếu. Móng tay ngón cái gần như thẳng đứng với bàn phím, và các đầu ngón tay hơi cong về phía ngón tay để chúng là gần như song song với các ngón. Thế này rất hữu ích cho những đoạn chậm hoặc dễ.

Đối với chất nhạc khó về kỹ thuật, nhất là khi lực là cần thiết, dùng thế ngón cái mạnh: với cả hai tay trên bàn phím, duỗi các ngón cái thẳng ra, để các bề mặt móng tay ngón cái hướng lên phía mặt (ngón cái LH ở G3, ngón cái RH ở G4). Thế này cho phép chơi nhanh, tận dụng tối ưu sự quay cẳng tay, cho phép thư giãn hoàn toàn, và sử dụng các cơ mạnh nhất trong ngón cái: những cơ mạnh đó được dùng để đẩy đinh bấm  vào tường. Việc áp dụng lực ở thế yếu có thể gây đau và thương tích, không chỉ cho các cơ ngón cái, mà còn chỗ khác.

Các thế mạnh đạt được bằng cách nâng cổ tay để bạn chơi gần hơn đến đầu phía trong của ngón cái. Điều này sẽ tự động làm cho ngón cái chỉ xuống và khớp với các cơ mạnh của ngón cái. Các thế yếu đạt được bằng cách hạ thấp cổ tay sao cho bàn tay ngang với cẳng tay: giờ thì bạn đang chơi nhiều hơn với các phía của ngón cái. Nói chung, hãy thử thế ngón cái yếu đầu tiên, và nếu điều này là không đủ, hay thêm từ từ thế mạnh. Vì vậy việc sử dụng ngón cái yếu / mạnh tương tự như TU / TO; chúng không thường được dùng ở các cực của chúng, nhưng đâu đó ở giữa. Đa số chúng ta nghĩ ngón cái là ngón mạnh; tuy nhiên, ngay cả ngón út cũng có thể mạnh hơn ngón cái ở thế yếu của nó, nhất là ở tốc độ cao. Các thế mạnh của ngón cái và ngón út có thể được cân bằng bởi sự lựa chọn đúng đắn vị trí ngón cái yếu / mạnh, trong các ứng dụng như quãng tám trelomo.