Chơi Piano

43. Vấn Đề Với Các Bài Tập Hanon

By 16/09/2020 September 17th, 2020 No Comments

Từ khoảng năm 1900, các bài tập của Charles Louis Hanon (1820-1900) được dạy bởi đại đa số giáo viên đàn dương cầm. Sự phổ biến của những bài tập này tăng mạnh trong khoảng chân không được tạo ra bởi sự thiếu hụt tài liệu về những phương pháp luyện tập hiệu quả cho đến khi nó lên đến cực điểm trong mốt bài tập những năm 1930 với sự xuất bản cuốn “Những Nguyên tắc Hợp lý của Kỹ thuật Dương cầm” của Cortot, trong đó không có nguyên tắc nào mà chỉ là một tập hợp những bài tập. Tiêu đề của cuốn sách minh họa cho sự thiếu hiểu biết về cách kỹ thuật được đạt. Rất ít giáo viên hiểu điều này cho đến gần đây khi kiến thức về những phương pháp tập luyện hiệu quả trở nên sẵn có hơn vì sự cải thiện trong liên lạc. Cả đến ngày nay vẫn có người chơi dương cầm  tuyên bố rằng bài tập của Hanon có hiệu quả như một thói quen vì họ đã lớn lên với nó.

Tôi đã dùng nhiều bài tập Hanon trong thời niên thiếu và đó là lý do tôi biết rõ về những điểm thiếu sót của chúng. Mẫu bài giảng của Czerny, Cramer-Bulow, vân vân, mà tôi đều đã dùng, cũng bao gồm những thiếu sót như của Hanon. Hanon là một ví dụ điểm hình cho việc “những nguyên tắc hợp lý” của Cortot [phương pháp trực quan! (1) Quy Trình Luyện Tập, Phương Pháp Trực Giác] có thể đánh lừa các thế hệ người chơi đàn dương cầm vào sử dụng những phương pháp thua kém hơn những phương pháp luyện tập hiệu quả đã được biết đến. Sau đây là một số những lý do tại sao những ngày lặp đi lặp lại bài tập của Hanon cả đời đã kết thúc:

 (1) Hanon đã nêu một tuyên bố bất ngờ trong phần giới thiệu của mình với không một cơ sở, giải thích hay bằng chứng thực nghiệm nào: “Nghệ sĩ Dương cầm Bậc thầy, trong 60 Bài tập”. Giáo viên trình độ cao ngày nay hiểu rằng tuyên bố như thế là của hạng nghiệp dư; vậy mà những bài tập của Hanon vẫn sống sót qua thế hệ người chơi dương cầm này đến thế khác vì những cách hiệu quả khác ít được dạy từ sự thiếu liên lạc giữa các giáo viên dương cầm. Hanon ngụ ý bất cứ ai có khả năng chơi những bài tập có thể chơi bất cứ thứ gì – biểu hiện của sự thiếu hiểu biết về cách kỹ thuật được đạt được. Tất cả những người chơi dương cầm trình độ cao đều đồng tình về Hanon không dùng để đạt được kỹ thuật, nhưng có thể hiệu quả để “làm nóng”. Có nhiều bản nhạc để làm nóng tốt hơn Hanon, như các khúc luyện, nhiều sáng tác của Bach, âm giai, hợp âm rải và quan trọng nhất, vốn tiết mục của chính bạn. Các kỹ năng cần thiết để chơi bất cứ bản nhạc quan trọng nào là cực kỳ phong phú – gần như không đếm xuể; tất nhiên không phải 60 bài tập.

 (2) Cả 60 bài tập chủ yếu là về hai tay chơi cùng một nốt cách nhau một quãng tám, và một số ở hai hướng đối diện. Cử động HT là một hạn chế lớn đối với việc đạt được kỹ năng vì tay chơi giỏi hơn không thể luyện tập những kỹ năng cao hơn tay yếu hơn. Ở tốc độ chậm, không tay nào được luyện tập với cường độ cao. Ở tốc độ cao nhất, tay chậm hơn gặp căng thẳng trong khi tay nhanh hơn chơi một cách thư thả. Vì kỹ thuật được đạt chủ yếu khi chơi thư thả, tay yếu hơn phát triển những thói quen xấu và tay mạnh hơn càng thêm mạnh mẽ. Cách tốt nhất để củng cố bàn tay yếu là luyện tập chỉ riêng tay đó. Trên thực tế, cách tốt nhất để học Hanon là chia rẽ hai tay như được đề nghị trong cuốn sách này, nhưng ông ta không hay biết về luyện tập HS. Khóa cả hai tay với nhau chỉ dạy cách phối hợp hai tay, nhưng không dạy kiểm soát độc lập từng tay. Trong hầu hết các bản nhạc, hai tay chơi hai phần khác nhau.

 (3) Không có dữ liệu cách nghỉ cho tay đã mệt. Điều này dẫn đến căng thẳng và chấn thương. Một học sinh chăm chỉ đấu tranh với đau nhức và mệt mỏi trong nỗ lực làm theo hướng dẫn của Hanon sẽ dồn nén căng thẳng, nhận thói quen xấu và  có nguy cơ bị chấn thương. Khái niệm nghỉ ngơi thậm chí còn không được nhắc đến. Chơi đàn dương cầm là một nghệ thuật để tạo ra cái đẹp; nó không phải là một sự trình diễn nam tính về bao nhiêu trừng phạt tay, tai, và não của bạn có thể gánh chịu. Học viên tâm huyết thường dùng Hanon như những bài tập khốc liệt với lý tưởng chơi đàn dương cầm cũng như cử tạ và câu “không đau đớn, không lợi ích” áp dụng với đàn dương cầm. Những bài tập như vậy có thể được luyện tập đến ngưỡng giới hạn sức chịu đựng của con người, thậm chí đến khi cảm thấy được một số đau nhức. “Củng cố các ngón tay cho kỹ năng” là một ngộ nhận tai hại; kỹ năng là một tập hợp những kỹ thuật, không phải “sức mạnh ngón tay”, thứ thực sự làm chậm các ngón [(23) Cải Thiện Hậu Luyện Tập, Giấc Ngủ, Cơ Bắp Nhanh/Chậm

(4) Các bài tập của Hanon có thể hủy hoại tính cảm nhạc của học viên. Để biên soạn những bài tập như Hanon không cần một thiên tài âm nhạc. Niềm vui từ việc chơi đàn dương cầm đến từ những cuộc đối thoại mặt-đối-mặt với những thiên tài vĩ đại nhất từng sống. Trong quá nhiều năm, Hanon đã dạy một thông điệp sai lầm rằng kỹ thuật và âm nhạc có thể được học một cách riêng lẻ. Âm nhạc của Bach có lợi cho cả tay và tinh thần. Hanon trích hầu hết tài liệu Toccata và Fugue của Bach và những sáng tác khác – nếu nó từ Bach, thì nó có thể sai ở đâu? Hanon đã cho chúng ta thấy, bằng cách xóa đi phần nhạc! Hanon đã lược bỏ gần như toàn bộ những bài học về kỹ thuật của Bach, vì ông ta đã không biết về chúng.

 (5) Nhiều người chơi dương cầm dùng Hanon như những bài tập để làm nóng. Việc này điều hòa hai tay để chúng không thể bị “lạnh”, thứ bất kỳ nghệ sĩ dương cầm giỏi nào cũng nên làm được, trong giới hạn hợp lý. Vì tay thường lạnh lâu nhất từ 10 tới 20 phút, “làm nóng” cướp đi cơ hội nhỏ bé và đáng quý ở luyện chơi lạnh [(41) Chơi Lạnh, Khởi Động Và Chuẩn Bị] khỏi học viên. Những người dùng Hanon để làm nóng có thể bị lầm tưởng là Hanon giúp làm cho những ngón tay của họ bay nhảy, trong khi trên thực tế, bất kỳ buổi tập luyện tốt nào cũng có thể làm điều đó. Những lời dạy của Hanon đã dẫn đến lòng tin rằng chỉ Mozart mới có thể ngồi xuống và chơi, và những người còn lại trong chúng ta không thể thực hiện những “kỳ công kỳ diệu” như vậy. Để có thể “chơi theo yêu cầu”, bỏ Hanon và tập chơi cóng – những gì Mozart làm là lẽ thường tình, không phải ma thuật.

 (6) Nếu học viên dùng “thời gian Hanon” để luyện tập âm nhạc thật, họ có thể đạt được nhiều kỹ năng hơn nhiều. Ai mà không chọn chơi Mozart, Bach, Chopin, vân vân, thay vì Hanon, đạt được kỹ thuật, và xây dựng một vốn tiết mục mà họ có thể biểu diễn?

 (7) Hanon không cung cấp bất cứ chỉ dẫn nào để đạt kỹ thuật. Ông ta không thể giúp nếu bạn bị mắc kẹt ở một đoạn nhạc khó; ông ta không cung cấp bất cứ chẩn đoán lý do bạn không thể chơi một đoạn nhạc khó nào. Những PS cung cấp cả chẩn đoán lẫn giải pháp cho nhiều tình huống. Những lời khuyên ít ỏi mà ông ta đưa ra, đều được chứng minh là sai! Vậy nên hãy xem thử chúng:

(i) Ông ta khuyến nghị “nâng ngón tay cao”, điều sẽ gây căng thẳng và làm chậm ngón tay của bạn. Tôi chưa từng thấy người nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng nào nâng ngón tay lên cao cả. Lời khuyên của Hanon đã dẫn dắt học viên vào niềm tin sai lầm rằng đàn dương cầm cần được chơi bằng cách nâng cao ngón tay và nện nó xuống. Ouch!

 (ii) Ông ta khuyến nghị luyện tập cả hai tay liên tục, giống như kỹ thuật đàn dương cầm là một loại thể dục mềm dẻo. Ông ta hoàn toàn không biết về lợi ích của việc tập luyện HS.

 (iii) Ông ta khuyến nghị chơi những bài tập này mỗi ngày, nhưng sau khi bất cứ kỹ năng nào được đạt, nó không cần được đạt lại mãi nữa. Khi cả 60 bài tập đã được học và chơi ở tốc độ nhanh, mỗi giờ phút Hanon được lặp lại là giờ phút lãng phí – chúng ta được gì? 

 (iv) Ông ta dường như chỉ biết đến phương pháp ngón tay ở dưới, trong khi phương pháp ngón tay ở trên quan trọng hơn.

 (v) Trong hầu hết các bài tập, ông ta khuyến nghị cổ tay cố định, điều này chỉ đúng phân nửa. Ông ta không hiểu được “tay im lặng” nghĩa là gì.

 (vi) Ông ta không dạy đa số những cử động tay quan trọng, tuy có một số bài tập cổ tay để lặp lại. Dạng luyện tập hai tay khóa với nhau hạn chế các tùy chọn để luyện tập các động tác tay khác nhau; dùng Hanon để thí nghiệm là không thể.

 (8) Những bài tập Hanon không cho phép luyện tập tại những tốc độ giống như trong những bài tập PS. Không có luyện tập ở những tốc độ đó, một số tốc độ nhanh nhất định không thể được tập luyện và không có khả năng để luyện tập “quá kỹ năng”, nhiều kỹ năng hơn cần thiết để chơi một đoạn nhạc –  một lề an toàn cho các buổi diễn.

(9) Hanon lãng phí thời gian. Học viên cuối cùng không có đủ thời gian để phát triển một vốn tiết mục. Một người có hai giờ để tập luyện mỗi ngày, chơi Hanon trong một giờ như được khuyến nghị, sẽ lãng phí một nửa đời chơi dương cầm của họ! Giáo viên không biết dạy chỉ định Hanon cho học viên với hy vọng họ sẽ vô tình phát hiện ra kỹ thuật bằng cách lặp đi lặp lại bài tập của Hanon. Kỹ thuật đó có thể được dạy trong một số ngày  trong khi có thể cần nhiều năm để vô tình phát hiện nó qua Hanon, nếu được. Liszt phải mất hai năm để phát hiện TO; ngày nay, chúng ta có thể dạy nó trong một tuần hoặc ít hơn. Học viên Hanon trở thành thế hệ giáo viên mới chỉ định bài tập Hanon, vân vân, điều này giải thích cho lý do Hanon đã tồn tại bấy lâu nay, và tại sao việc đạt được kỹ thuật lại là một bí ẩn.
Nhờ vào cải tiến của tài liệu và liên lạc, Thời kỳ Bài tập cuối cùng cũng đã kết thúc và việc giáo dục dương cầm có thể tiến triển tự do, thay vì bị mắc kẹt với những niềm tin sai lầm đã làm chậm tiến triển hơn 100 năm. Cuốn sách này chứng minh một cách đầy đủ rằng có nhiều kỹ năng mà người nhạc sĩ cần phải học đến nỗi không còn thời gian để lặp đi lặp lại cùng những bài tập giống nhau . . . . . . . . .