Chơi Piano

42. Nhạc Tính, Lối Bấm, Cung Điệu Và Màu Sắc

By 16/09/2020 September 17th, 2020 No Comments

Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ kết hợp từ bẩm sinh và đạt được mà chúng ta dùng để giao tiếp với người khác và với chính chúng ta. Bach và những nhà soạn nhạc vĩ đại đã chôn trong những sách tác của họ định nghĩa về âm nhạc vì ngôn ngữ của con người và kiến thức khoa học lúc đó, và cả bây giờ, là không đủ. Thêm vào đó, cách hiểu âm nhạc của chính họ không hoàn thiện, và chúng ta thậm chí không thể giải mã mọi bài học mà họ chôn trong âm nhạc của họ. Chúng ta chỉ có thể mô phỏng thứ âm nhạc hiện có để xem nó làm từ gì. Kết quả của quá trình mô phỏng này là chủ đề của lý thuyết âm nhạc ngày nay (Scoggin, Nancy.)

Giáo viên đóng vai trò thiết yếu trong việc hướng dẫn học viên cách chơi và cách luyện tập theo âm nhạc. Sau nhiều năm ngồi học, học viên được đòi hỏi học kỹ thuật và phát triển nhạc tính. Ví dụ, hầu hết các bản nhạc bắt đầu và kết thúc với cùng một hợp âm, một quy luật có phần nào bí ẩn và là kết quả từ những quy luật hợp âm tiến căn bản. Combe dạy rằng cách cụm âm nhạc thường bắt đầu và kết thúc với các nốt nhẹ hơn, còn ở giữa là các nốt to hơn; khi không chắc chắn, đây là một quy luật mặc định tốt. Đây là một lý do vì sao rất nhiều sáng tác bắt đầu từ một nửa ô nhịp – nốt đầu tiên của ô nhịp thường mang theo tiết tấu và quá to. Có nhiều sách bàn về cách diễn dịch âm nhạc (Gieseking, Sándor), và chúng ta sẽ gặp nhiều điểm chỉ trong cuốn sách này. Tuy tài năng âm nhạc là cần thiết để sáng tác nhạc, khả năng chơi theo nhạc không phụ thuộc vào não bộ đến như vậy. Trên thực tế, hầu hết chúng ta có thể cảm nhận âm nhạc nhiều hơn chúng ta thừa nhận và sự thiếu hụt về kỹ năng mới chính là thứ hạn chế biểu cảm âm nhạc của chúng ta trên đàn dương cầm. Chúng ta đều đã từng nghe nhiều nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng chơi và nhận thấy người này chơi hay hơn người kia – đó là nhiều nhạc tính hơn chúng ta cần để tạo ra âm nhạc.

Âm nhạc một phần là một ngôn ngữ bẩm sinh bao gồm nhịp điệu, giai điệu và logic. Trong một đời người (bao gồm khoảng thời gian trong bụng mẹ), một người có thể học thêm những yếu tố khác của ngôn ngữ âm nhạc, vì thế nhận thức về âm nhạc một phần là đạt được. Nhịp điệp kết hợp thời gian và âm lượng (to, nhỏ). Giai điệp hoạt động trong các khoảng cao độ và dựa trên hòa âm; tức là khoảng cao độ quan trọng nhất trong âm nhạc là một tập hợp con của khoảng cao độ gọi là (76) Âm giai nửa cung. Logic bao gồm tất cả những gì chúng ta biết và không biết về thứ làm cho âm nhạc là âm nhạc; nó được định nghĩa bằng cách não bộ phản ứng với âm nhạc. Logic làm âm nhạc trở nên vô hạn, tự do khỏi kiến thức hữu hạn của chúng ta về toán học, khoa học, vũ trụ luận, vân vân. Do đó Beethoven dùng những khái niệm “lý luận nhóm” [(67) Công thức của Mozart, Beethoven và Lý luận nhóm] trước khi những nhà toán học và vật lý học nhận ra tầm quan trọng của chúng với công nghệ bán dẫn đã dẫn tới phát minh máy tính – Beethoven là ông tổ của Internet! Tuyên bố như “âm nhạc không phải là toán học” không có nghĩa vì âm nhạc bao gồm cả toán học – không có lý do nào để loại trừ bất cứ thứ gì khỏi âm nhạc. Kiến thức chỉ có thể giúp người nhạc sĩ. Nhạc tính được học bằng cách chơi nhạc từ nhiều nhà sáng tác, và hiểu biết chi tiết từng bản nhạc được sáng tác như thế nào và vì sao.

Thận trọng liên kết từng ô nhịp này với ô nhịp tiếp theo (hay trường canh, tiết nhịp). Những ô nhịp/tiết nhịp này không đứng một mình; chúng trôi vào nhau một cách hợp lý và đều hỗ trợ lẫn nhau. Chúng được liên kết qua nhịp điệu và trong khái niệm. Điểm này có thể được nhận định là rõ ràng đến tầm thường; nhưng, nếu được biểu diễn có chủ ý, bạn có thể ngạc nhiên trước sự cải thiện trong phần nhạc.

Luôn luôn phải có một cuộc đối thoại giữa tay phải và tay trái. Chúng không tự động trò chuyện với nhau kể cả khi chúng được điểm giờ một cách hoàn hảo. Bạn phải luôn ý thức tạo ra một cuộc đối thoại giữa hai bàn tay, hay giọng nói.

 “Cresc” (to dần) nghĩa là hầu hết đoạn nhạc cần được chơi một cách nhẹ nhàng; chỉ có những nốt cuối cùng to, tức việc bắt đầu nhẹ là quan trọng. Tương tự, cho những dấu chỉ định khác (rit. (kìm tốc), accel. (tăng tốc), dim. (giảm âm), vân vân); đảm bảo rằng bạn chừa đủ chỗ cho hành động đó ở gần cuối cùng. Những “công cụ biểu cảm” đó tạo những ảo ảnh tinh thần; ví dụ, nếu bạn đang dần dần dựng một đoạn to dần, nó giống như đang đi lên một con dốc, trong khi nếu bạn chờ đến cuối cùng và tăng âm theo hàm mũ, nó giống như cảm giác bị ném lên không trung, tức hiệu quả hơn.

Cố gắng chơi rubato (tốc độ tự do) một cách chính xác thay vì biểu cảm; rubato thường quá dễ, không chính xác và không cùng nhịp với khác giả. Các biểu cảm thường là những lệch lạc nhỏ nhất khỏi sự chính xác, chúng ít khi to lớn.

Nhiều học viên cảm thấy khó chịu khi tập luyện lúc có người khác ở đó để lắng nghe; một số thậm chí nghĩ rằng luyện tập dương cầm khắc nghiệt nhất thiết khó chịu và hành hạ đôi tai. Đây là những biểu hiện của quan niệm sai lầm bắt nguồn từ những phương pháp luyện tập không hữu hiệu. Với phương pháp tập luyện chính xác và chơi nhạc, những buổi tập dương cầm không có gì là khó chịu. Không có nghĩa gì để tập luyện tính phản cảm nhạc!  Tiêu chuẩn đánh giá tốt nhất để biết bạn đang luyện tập chính xác là biểu hiện của người khác – nếu phần chơi của bạn nghe hay với người khác, thì bạn đang làm đúng. Tập luyện âm nhạc xây dựng khả năng chịu dựng tinh thần vì nó đòi hỏi thật nhiều sự tập trung. Sự lười biếng của não bộ trên thực tế là một nguyên do lớn của ham muốn tách kỹ thuật khỏi âm nhạc, và luyện tập phản nhạc; đây không phải là lỗi của bộ não – tiến hóa đã điều tiết chúng ta để tiết kiệm năng lượng. Đáng tiếc, điều đó không hữu hiệu đối với người chơi dương cầm vì nó chỉ trau dồi cách chơi phản nhạc và làm giảm khả năng chịu dựng tinh thần [(20) Độ Bền, Sức Bền Của Não]. Nhu cầu về nhạc tính là nguyên do chủ yếu các bài tập không hữu dụng.

Lối bấm là một mặt cơ bản của nhạc tính và cần được phát triển từ ngày đầu tiên học đàn. Người mới chơi luôn bắt đầu với lối bấm không thích hợp mà giáo viên có thể nhận biết và chỉnh sửa bằng cách thể hiện lối bấm âm nhạc nghe như thế nào. Trong quá trình học viên phát triển, nó trở thành một thứ riêng; nếu lối bấm đã ăn sâu vào, nó trở nên khó thay đổi vì não bộ đã mất mẫn cảm với nó. Học viên nên nghe người khác chơi (đặc biệt là giáo viên và học viên khác, không phải là những nghệ sĩ hòa nhạc); họ sẽ nghe một phạm vi những lối bấm đáng ngạc nhiên và có thể so sánh với cái của chính họ. Việc nghe cả lối bấm xấu và tốt là điều quan trọng. Ý tưởng ở đây không phải là sao chép một lối bấm “đẹp” của người khác, mà là loại bỏ các mặt không mong muốn khởi lối bấm của chính họ. Việc sao chép là không thể vì lối bấm chịu ảnh hưởng của tất cả mọi thứ từ cách âm nhạc được hình dung trong não bộ, đến mọi mặt về kỹ thuật và tiền sử âm nhạc của một người. Lối bấm cần được luyện tập ở tất cả các tốc độ vào mọi lúc, không giống như màu sắc, dễ dàng nhất khi được làm nổi bật ở gần tốc độ cuối cùng.

Cung điệu giống như lối bấm, nhưng phụ thuộc một phần vào đàn, như sự phân phối hòa âm và những âm khác được tạo từ đàn dương cầm. Miêu tả thông thường của cung điệu là nhẹ, mịn, rõ, nặng và sâu. Nhẹ và rõ có thể được luyện trong phần tập ngắt âm. Mịn, nặng và sâu có thể đạt được qua sử dụng nhiều bàn đạp vang âm và luyện tập luyến âm. Chơi sâu có thể đạt được qua sự gia tốc bằng thả âm, bằng cách cong thân búa (Askenfelt, Anders, Ed.) Một âm thả tăng dần tạo một sự cong thân búa cực độ, làm cực đại hóa tính hữu dụng của khối búa. Chiếc búa nặng thực tế tạo ra nhiều tần số gốc thấp, một đặc điểm của nốt sâu. Việc này đặc biệt dễ làm trên đại dương cầm vì sự gia tốc chỉ cần thiết đến khi thiết bị nâng thả búa ra, không phải đến cuối âm thả. Tính chất này của đại dương cầm là một lý do vì sao học viên cần luyện tập trên đại dương cầm khi họ tiến triển qua trình độ trung bình (vì nó đòi hỏi một kỹ thuật khác) và vì sao đại dương cầm lại tốt hơn dương cầm đứng

Đàn dương cầm thường tạo nhiều âm lạ. Để nghe chúng, chơi nhanh, FF nhạc trên một đàn điện tử với tiếng nhạc tắt. Đa số dương cầm thường tạo còn nhiều âm lạ hơn đàn điện tử, nhưng chúng không thể nghe được vì bạn đã quen với chúng, và âm của dây không thể được tắt đi. Để nghe một số âm lạ của đàn thường, chơi nhanh, FF nhạc 20 phút và dùng tai nghe để hầu hết các tiếng ồn tần số lớn bị lọc đi và bạn trở nên quen thuộc với âm thanh mới này. Giờ hãy bỏ tai nghe ra và chơi cùng một bản nhạc – bạn sẽ ngạc nhiên bởi số lượng tiếng ồn không phải nhạc mà bạn sẽ nghe! Những tiếng ồn đó là một phần không thể thiếu của đàn dương cầm và có thể thêm sự phong phú cho đàn dương cầm chất lượng.

Tình trạng của búa và sự đàn hồi của dây có ảnh hưởng đến cung điệu. Búa đầm và dây cũ đã mất đàn hồi tạo ra những hòa âm cao hơn và những âm nhạc “honky-tonk” (một loại nhạc đồng quê ở quán bar)

Màu sắc là một phẩm chất âm nhạc đặc biệt của một bản nhạc, một nhà sáng tác, một âm giai, vân vân., được tạo ra từ hiệu ứng tập hợp của tất cả những yếu tố khác trong bản nhạc. Nó ngày càng trở nên quan trọng khi người chơi dương cầm tiến triển đến các mức độ cao hơn. Nó thường được bàn luận, nhưng các sắc màu cụ thể ít khi được miêu tả qua câu chữ (ngoài những miêu tả đơn giản như vui, buồn, đầy năng lượng, vân vân) vì ngôn ngữ của con người không đủ. Một số mặt của màu sắc đã được định dạng, như màu sắc khóa (Bach), ngắt âm và luyến âm đặc biệt của Chopin hay yếu tố của Debussy gắn với thiên nhiên và nước. Mozart có màu sắc không giống như ai khác của riêng ông; nó sâu xa trong khái niệm, nhưng lại dựa trên những cấu trúc đơn giản nhất. Do vậy, tuy việc chơi nhạc Mozart như nhạc Beethoven có vẻ hay, đó không phải là nhạc Mozart thực sự, thứ phản ánh các nhạc cụ của thời ông ta và những kỳ vọng về âm nhạc đơn giản hơn trước khi Beethoven nổ ra trên sân khấu. Màu sắc phụ thuộc chủ yếu vào người soạn nhạc, vì thế hãy cố nhận biết màu sắc trong các phần trình diễn của những nghệ sĩ dương cầm trong buổi hòa nhạc và làm nổi bật chúng trong phần chơi của mình. Luyện chơi quá lớn tạo nên lối bấm thô và xóa bỏ đa số màu sắc; tất nhiên, màu sắc không tự biến mất trong những phần nhạc được chơi FF. Vì thế việc học viên phát triển khả năng nhận biết màu sắc là quan trọng.

Vậy, nhạc tính là gì? Nó là (1) theo sát những dấu biểu cảm, ký hiệu thời gian, vân vân trong bản nhạc, (2) nghe cung điệu của đàn và lối bấm của riêng bạn, (3) đảm bảo rằng từng yếu tố của âm nhạc: tốc độ, nhịp điệu, âm lượng, giai điệu, vân vân được chú ý quan tâm, (4) làm nổi bật đặc điểm của từng nhà soạn nhạc, (5) làm nổi bật màu sắc của bản nhạc, và (6) thêm vào diễn giải của chính bạn. Nhạc tính cần được luyện tập mọi lúc, từ ngày đầu tiên luyện HS. Không luyện tập theo nhạc là nguyên do chủ yếu rất nhiều người chơi đàn sợ biểu diễn.