Chơi Piano

48. Nguồn Gốc Và Cách Kiểm Soát Bồn Chồn

By 17/09/2020 One Comment

Đào tạo biểu diễn phải bao gồm giảng giải về nỗi bồn chồn khi biểu diễn. Ngay cả những nghệ sĩ vĩ đại cũng đã từng ngừng biểu diễn trong một khoảng thời gian và những nguyên nhân thường liên quan đến sự bồn chồn. Mặc dù những người thầy dạy dương cầm tốt luôn tổ chức các buổi độc tấu cho học trò của mình và đưa chúng vào những cuộc thi, họ thường là những nhà xã hội học và tâm lý học tồi, chỉ tập trung vào việc chơi dương cầm và quên đi sự bồn chồn. Điều quan trọng đối với bất kỳ ai muốn dẫn dắt những người học viên trẻ của mình vào những buổi độc tấu và cuộc thi là học những vấn đề cơ bản về nguồn gốc của nỗi sợ, làm cách nào để giải quyết nó và những tác hại về tâm lý của nó. Vì những người thầy thường hay không thực hiện được điều này, phụ huynh phải chăm lo đến những vấn đề tâm lý và xã hội của con em mình khi học nhạc. Những hoạt động nhóm như hòa tấu, đồng ca và lập ban nhạc dẫn đến một vài vấn đề về tâm lý. Những nhạc cụ độc tấu, nhất là đàn dương cầm, dẫn đến một vài vấn đề mà tất cả mọi người có trách nhiệm đối với học viên cần nhìn nhận, như kiểm soát nỗi sợ khi biểu diễn, phối hợp với những hoạt động khác (liệu chơi dương cầm có phù hợp với chơi gôn hay chơi tennis?), làm cách nào để chia thời gian phù hợp cho việc chơi dương cầm phù hợp hoặc với những học nghiệp khác, vân vân…

Bồn chồn là một xúc cảm tự nhiên của con người, dâng cao khi gặp phải những tình huống nguy kịch. Vì thế nó thường là một phản ứng giúp nâng cao hiệu suất. Bồn chồn giúp chúng ta tập trung toàn bộ năng lượng của mình vào công việc nguy cấp đó. Hầu hết mọi người không thích bồn chồn vì nó thường đi cùng với, hoặc dẫn đến, nỗi sợ hãi. Vì thế, dù bồn chồn là cần thiết cho một buổi biểu diễn xuất sắc, nó cần phải được kiểm soát; nếu không, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất chơi và đi kèm với việc gây ra những nỗi khổ. Có rất nhiều loại người, từ những người không thấy bồn chồn chút nào, đến những người mắc hội chứng suy nhược lo lắng khi biểu diễn. Biểu diễn nên là một kinh nghiệm bổ ích trong việc giao cảm thông qua âm nhạc, chứ không phải điều kinh khủng nhất xảy ra trong đời một đứa trẻ.

Xúc cảm là những phản ứng căn bản, nguyên thủy nhất và đã phát triển, trở nên có lợi trong những trường hợp bình thường. Tuy nhiên, đối với những tình huống cùng cực nhất, cảm xúc có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, và trở thành một món nợ, trừ khi tên bạn là Wolfie hay Franz (rõ ràng là Freddy không đủ điều kiện chút nào vì ông ta là một người hay lo sợ và không thích những buổi biểu diễn trước công chúng; tuy nhiên, ông có vẻ thoải mái hơn trong phòng tiếp khách). Những lớp trẻ, những người rất sợ phải độc diễn, hầu như luôn thích chơi nhạc theo nhóm. Điều này cho thấy khả năng tiếp nhận tâm lý trong từng trường hợp.

Cho đến lúc nhận thấy bồn chồn trở thành một vấn nạn, thì nó đã vượt quá xa khỏi tầm kiểm soát rồi. Sự thiếu hiểu biết về bồn chồn cũng có thể tạo ra nỗi sợ, nỗi sợ những điều ta không biết. Điều này dẫn đến việc có nhận thức đơn giản về sự bồn chồn khi biểu diễn là gì và điều gì thường xảy ra trong quá trình biểu diễn sẽ có ảnh hưởng làm nguôi đi nỗi sợ những điều chưa biết.

Làm thế nào mà sự bồn chồn vượt khỏi tầm kiểm soát và có cách nào để phòng tránh việc này không? Những kiến thức nền tảng về khoa học đưa ra một vài hướng giải quyết. Hầu như mọi thứ trong vũ trụ của chúng ta lớn lên theo một quá trình gọi là Cơ chế Hạt nhân-Tăng trưởng (NG). Theo thuyết NG, một vật thể được cấu thành qua hai giai đoạn, giai đoạn hạt nhân và giai đoạn tăng trưởng. Giả thuyết này trở nên phổ biến vì đó thực sự là cách mà đa số các vật thể trong vũ trụ của chúng ta hình thành nên, từ những hạt mưa đến những thành phố, vì sao, con người, vân vân… Những hạt nhân nhỏ li ti luôn hình thành và biến mất, nhưng có một thứ gọi là hạt nhân quan trọng khi sinh ra, trở nên vững chắc – nó không mất đi. Nói chung, những hạt nhân quan trọng sẽ không hình thành trừ phi có sự siêu thẩm thấu những nguyên liệu tổng hợp lại thành nó.  Để vật thể có thể phát triển đến kích thướng cuối cùng, những hạt nhân quan trọng cần một cơ chế phát triển nhằm tăng kích thước của mình. Một khía cạnh thú vị của hạt nhân là luôn có một rào cản cho việc phân mầm này – nếu không thì mọi thứ đã bị phân nhân từ lâu rồi. Phát triển là một quá trình hai chiều: nó có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Hãy cùng áp dụng NG cho sự bồn chồn. Trong cuộc sống thường ngày, sự bồn chồn đến rồi lại đi, không chuyển biến nặng hơn. Tuy nhiên, trong một trường hợp khác thường, điển hình là một buổi biểu diễn, xảy ra sự siêu thẩm thấu những nguyên nhân dẫn đến sự bồn chồn: bạn phải biểu diễn thật hoàn hảo, bạn không có đủ thời gian tập luyện bản nhạc, có một khán phòng đông nghẹt ngoài kia, vân vân… Tuy nhiên, như thế vẫn có thể chưa trở thành vấn đề lớn vì có những rào cản tự nhiên ngăn cản những hạt nhân bồn chồn kia, vì người đó có thể thậm chí chưa nhận thấy sự bồn chồn đó, hoặc bận chuẩn bị những khâu cuối cùng cho buổi độc diễn. Nhưng rồi, một bạn diễn nói, “Ê, mình thấy chột dạ quá!” và bạn bất thần cảm thấy một khối nghẹn trong cổ họng – hạt nhân bồn chồn đó đã thành hình! Điều này có thể vẫn chưa tệ lắm, cho đến khi bạn bắt đầu lo lắng rằng có lẽ mình chưa thực sự sẵn sàng để biểu diễn hoặc cơn bồn chồn có thể ảnh hưởng đến việc chơi đàn của bạn – những nỗi lo sợ này khiến sự bồn chồn ngày một tăng thêm. Hơn nữa, việc hỏi một người biểu diễn những câu như “cậu có bồn chồn không?” là điều tệ nhất bạn có thể làm đối với một nhạc công đang bồn chồn. Mặt khác, một người thầy phớt lờ nỗi bồn chồn của học trò và không giảng giải về cách chuẩn bị biểu diễn là một người thầy chưa làm tròn trách nhiệm. 

Không nên giả vờ rằng nỗi bồn chồn không tồn tại, nhất là khi những trẻ nhỏ có thể chịu thương tổn tâm lý cả đời. Lớp trẻ rất thông minh và chúng có thể dễ dàng nhìn thấu được sự giả vờ và việc phải làm theo sẽ chỉ khiến chúng căng thẳng thêm vì chúng phải chịu gánh nặng một mình, cảm thấy cô độc và bị bỏ rơi. Đây là lý do vì sao việc đào tạo biểu diễn, trong đó có thảo luận và nghiên cứu về sự bồn chồn, là rất quan trọng. Đối với những học viên nhỏ tuổi, phụ huynh và bạn bè đến dự buổi độc tấu cần phải được làm rõ. Những câu nói như “Mong là con không thấy bồn chồn!” hay “Sao cậu có thể không bồn chồn được chứ?” chắc chắn sẽ tạo nên hạt nhân đó và khiến nó phát triển thêm. Trừ phi bạn biết mình đang làm gì, hãy tránh xa khỏi những câu nói đó! Bạn có thể giúp đỡ bằng cách khiến học viên luôn bận rộn, giao cho chúng những công việc đơn giản để làm hoặc thảo luận về bản nhạc, điều chỉnh ghế như thế nào, vân vân…

Giả thuyết khoa học hay ở chỗ nó không chỉ miêu tả quá trình mà còn đưa ra giải pháp. Chúng ta có thể tấn công vào nỗi bồn chồn khi nó còn ở dạng hạt nhân; nếu ta có thể ngăn cản quá trình phân chia, nó sẽ không bao giờ trở thành một hạt nhân quan trọng. Chỉ cần trì hoãn việc phân chia hạt nhân sẽ giúp ích cho việc giảm thời gian khiến nó phát triển thêm. Chơi những bản nhạc dễ hơn sẽ làm giảm sự siêu thẩm thấu nỗi lo lắng. Những buổi độc tấu giả sẽ khiến bạn có thêm kinh nghiệm và sự tự tin; cả hai đều giúp giảm thiểu nỗi sợ về những điều chưa biết. Nói chung, bạn cần chơi đi chơi lại 1 bản nhạc ba hoặc nhiều lần trước khi biết được mình có thể biểu diễn nó thành không hay không; hơn nữa, việc chơi những bản nhạc đã được tập luyện nhiều lần trước đó cũng sẽ giúp bạn. Mọi nguyên tố này làm giảm sự siêu thẩm thấu dẫn đến quá trình phân chinh hạt nhân. Đối với những người như Mozart, sự bồn chồn không bao giờ phân chia vì không có sự siêu thẩm thấu những vấn đề như lo sợ mắc sai lầm, vân vân…;  thay vào đó, ông ta luôn hăng hái muốn được trổ tài, lại là điều ngược lại với việc siêu thẩm thấu. Hơn nữa, lòng háo hức muốn được chơi nhạc cho công chúng có thể ngăn sự bồn chồn khi biểu diễn.

Nhìn chung, bồn chồn là điều tệ nhất trước một buổi biểu diễn; một khi đã chơi, bạn quá bận rộn với công việc đương làm và không còn thời gian để đắm chìm vào nỗi bồn chồn nữa, vì thế làm giảm nguyên tố tăng trưởng. Hiểu biết về vấn đề này hữu ích vì nó làm giảm nỗi lo sợ rằng mọi thứ sẽ trở nên tệ hơn trong lúc biểu diễn. Không đắm chìm vào nỗi bồn chồn là một cách khác nhằm trì hoãn quá trình phân chia hạt nhân cũng như quá trình phát triển. Vì thế, nó là một ý tưởng hay để giữ cho bản thân bạn bận rộn trong khi chờ buổi độc tấu bắt đầu. MP rất hữu ích vì bạn vừa có thể kiểm tra trí nhớ của mình vừa giữ mình bận rộn cùng một lúc; vì thế MP là công cụ hữu dụng nhất để ngăn chặn hoặc trì hoãn quá trình tạo hạt nhân và giảm quá trình phát triển. Chơi theo nhạc là liều thuốc chống bồn chồn hữu hiệu đáng ngạc nhiên; khi bạn kéo cả não bộ vào việc tạo ra âm nhạc, còn lại rất ít tài nguyên từ não để lo lắng về sự bồn chồn. 

Con gái của chúng tôi, Eileen, đã chỉ ra rằng các thủ thuật hô hấp Yoga hữu hiệu để loại bỏ sự bồn chồn. Hô hấp gồm hai phần: (1) các thủ thuật hô hấp [(19) Hít Thở, Nuốt Nước Bọt] và (2) các thói quen hô hấp cho mục đích cụ thể, như cho điền kinh, thiền, vân vân. Ở đây, chúng ta cần một thói quen hô hấp để loại bỏ bồn chồn. “Hô hấp chậm rãi giúp giảm bồn chồn” đã được nhắc đến nhiều lần trong văn học. Điều chúng ta cần là các thói quen hô hấp chính xác với giải thích chúng hiệu quả vì sao và như thế nào, làm sao để thiết kế các thói quen tốt nhất và, quan trọng nhất, làm sao để tập luyện chúng.

Thói quen đó là: hít vào (5 tới 30 giây), giữ khoảng 5 giây, thở ra (5 tới 30 giây), giữ khoảng 5 giây, lặp lại. Thời gian chính xác phụ thuộc vào từng người và trường hợp, như được giải thích chi tiết dưới đây.

Tại sao thói quen này giúp loại bỏ bồn chồn?

 (1) Nó làm sao lãng tâm trí khỏi những nguyên nhân gây bồn chồn, bằng cách dùng không chỉ tâm trí mà còn cả cơ thể. Việc này có thể không loại bỏ bồn chồn được ngay lập tức, nhưng nó ĐÃ giảm bồn chồn được một phần nào đó. Bất kỳ giảm thiểu nào cũng đem lại sự khuây khỏa, và sự khuây khỏa tự sinh sôi nảy nở, giúp giảm bồn chồn thêm nữa. Quá trình phản hồi tích cực này cuối cùng có thể loại bỏ bồn chồn. Đây là cùng một lý do tại sao, khi bạn bắt đầu chơi, nỗi bồn chồn thường tan biến, vì não bộ trở nên quá bận rộn với công việc chơi đàn. Vì thế, ngay khi bạn cảm nhận được một chút khuây khỏa từ nỗi bồn chồn, bạn sẽ biết rằng thủ thuật này hiệu quả.

 (2) Khi bồn chồn, cơ thể ở trong một tình trang căng thẳng, thường là với tim đập mạnh, và hô hấp chậm lại làm chậm toàn bộ mọi hoạt động trong cơ thể. Giảm căng thẳng là một thành phần chính trong các lớp học yoga dạy cách hô hấp. Yoga đã làm tốt trong việc xác định các quá trình tự động như căng thẳng hay bồn chồn, và tìm các phương pháp kiểm soát chúng. Mọi người chơi dương cầm đều nên bỏ thời gian học một vào lớp yoga chỉ để học cách kiểm soát lo lắng trong biểu diễn. 

(3) Cơ thể thường không quen với việc vận hành hai công việc cùng một lúc. Trong phương pháp này, bạn đang ép buộc cơ thể hô hấp theo thói quen nhất định trong khi nó đang dưới sự tác động của bồn chồn, và cơ thể từ bỏ nỗi bồn chồn. Không có nhiều cơ hội để trở nên bồn chồn, vì thế có ít dịp tập luyện các thủ thuật hô hấp để xem liệu chúng có hiệu quả và để thử nghiệm với chúng. May thay, phương pháp cũng hiệu quả trong việc đem lại giấc ngủ. Luyện tập hô hấp để ngủ sẽ mang lại cho bạn mọi tập luyện cần thiết để kiểm soát bồn chồn! Đọc phần về giấc ngủ [Cải Thiện Hậu Luyện Tập, Giấc Ngủ] để biết thêm chi tiết về cách luyện tập các thói quen hô hấp.

Khi thật sự bồn chồn, hô hấp chậm, đếm, và giữ có thể sẽ không được thoải mái hoặc khả thi. Trong trường hợp đó, bắt đầu bằng cách đơn giản chỉ hô hấp vào và ra một cách thoải mái; đây có thể là hô hấp nông và tương đối nhanh. Sau đó hô hấp chậm dần, rồi bắt đầu đếm. Một thói quen đếm tốt có thể là: hít vào 5 giây, giữ 5 giây, thở ra 5 giây, giữ 5 giây, lặp lại. Để bắt đầu hít vào hay thở ra, chờ đến khi bạn cảm nhận được ham muốn hít vào hay thở ra, cũng chính là ham muốn thúc đẩy quá trình hô hấp tự động. Sau đó làm chậm cả quá trình bằng cách tăng số giây.

Vì thế, nếu cần thiết, bắt đầu mới việc hô hấp nông nhanh và chậm dần đến hô hấp sâu hơn; cuối cùng, bạn có thể hít vào/thở ra/giữ trong vòng 30 giây hoặc hơn. Thói quen hô hấp thay đổi tùy thuộc vào cách áp dụng. Để giảm bồn chồn, thường sẽ tốt nhất khi hô hấp sâu, để bạn học được cơ chế hô hấp.

Một thói quen hô hấp mẫu hiệu quả là [Cải Thiện Hậu Luyện Tập, Giấc Ngủ]. Khác biệt chủ yếu giữ việc ngủ và bồn chồn là, với giấc ngủ, bạn để cho quá trình tự động tiếp quả, vì thế thói quen hô hấp cuối cùng sẽ thay đổi, thường về hướng hô hấp nông hơn. Với bồn chồn, thói quen hô hấp không thay đổi khi bạn đã đạt được thói quen mà bạn muốn, và bạn giữ thói quen đó đến khi nỗi bồn chồn biến mất.

Bài tập hô hấp này chỉ là giải pháp tạm thời và không phải là liều thuốc vĩnh viễn. Giải pháp bồn chồn vĩnh viễn phải là ham muốn tạo ra âm nhạc, thú vui và niềm kiêu hãnh khi kiểm soát khán giả bằng âm nhạc. Một lượng nhất định sự bồn chồn là cần thiết vì bạn không thể trở thành người đa sầu đa cảm và biểu diễn hết mình. Một người biểu diễn giỏi sẽ không buồn bực vì sai phạm vì âm nhạc quan trọng hơn sai phạm. Bồn chồn quá mức sẽ có ảnh hưởng bất lợi tới âm nhạc trong khi vui thú tạo ra nhạc hay giúp tăng cường cho buổi diễn. Lo lắng về biểu dẫn có khuynh hướng là một hiện tượng “được ăn cả, ngã về không”: hoặc bạn tận hưởng việc biểu diễn hoặc bạn bị nỗi lo biểu diễn làm yếu đi. Sự chuyển đổi từ nỗi lo biểu diễn thành niềm vui thú biểu diễn có thể là sự thay đổi sau sắc nhất trong đời một nghệ sĩ. Tuy các bài tập hô hấp chỉ là giải pháp tạm thời, chúng có thể giúp bạn đạt được sự biến đổi này.

Tập luyện biểu diễn cần bao gồm các bài học phản ứng với những trường hợp khác nhau, như khi bạn phạm lỗi hay thoáng bị mất trí nhớ. Với học viên thường thoáng bị mất trí nhớ, cần sẵn sàng có bản phổ nhạc; việc biết rằng có bản sẵn phổ nhạc có thể giúp giảm mất trí nhớ. Đặt bản nhạc trên đàn hoặc gần đó có thể hoạt động như một tấm màn an toàn. Một học viên luôn phải đem bản nhạc theo với họ đến buổi độc tấu. Điều quan trọng trong thời gian đầu của sự nghiệp của học viên là chơi các bản nhạc dễ để biểu diễn mà không cảm thấy bồn chồn. Chỉ cần một trải nghiệm như thế có thể mang lại bằng chứng tồn tại rằng có thể biểu diễn mà không cảm thấy bồn chồn. Duy nhất trải nghiệm đó có thể ảnh hưởng thái độ biểu diễn trong cả cuộc đời.  

Một số cho rằng, dưới sự giám sát của bác sĩ, thuốc như Inderal và Atenodol, hay cả Zantac cũng có hiệu quả trong việc giữ bình tĩnh. Ngược lại, bạn có thể làm việc bồn chồn tệ hơn bằng cách uống quá nhiều cà phê, không ngủ đủ giấc [Cải Thiện Hậu Luyện Tập, Giấc Ngủ] hoặc uống các loại thuốc cảm nhất định. 

Việc áp dụng các thói quen hô hấp để chữa bồn chồn đã dẫn tôi đến tác dụng của nó trong việc gây ngủ — một ví dụ của việc học chơi đàn dương cầm có thể dạy cho chúng ta các kỹ năng hữu dụng trong các lĩnh vực khác ngoài âm nhạc.

Tóm tắt, nỗi lo biểu diễn là nỗi bồn chồn đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Bạn có thể giảm thiểu nỗi bồn chồn bằng cách trì hoãn quá trình tạo hạt của nó bằng cách giữ mình bận rộn và giảm sự phát triển của nó bằng cách chơi theo nhạc. MP là công cụ hữu hiệu nhất cho các mục đích đó. Thật ngu dốt, và không có ích, khi hỏi “bạn có bồn chồn khi biểu diễn không?” Mọi người đều có, và nên như vậy. Nỗi bồn chồn tiến triển tệ nhất ngay khi bạn chuẩn bị bắt đầu chơi; khi bạn đã bắt đầu, bạn quá tập trung chơi thay vì lo lắng về nỗi bồn chồn và việc này làm nó tan biến. Nỗi bồn chồn cần được dạy qua những thói quen chuẩn bị biểu diễn và các chương trình huấn luyện biểu diễn để hầu hết học viên có thể chơi mà không cần lo lắng. Tìm niềm vui trong âm nhạc hiệu đại như pop, jazz và ứng tấu là một cách luyện tập tốt. Chơi các bản nhạc dễ, và luyện tập chơi mẩu nhạc trong những sự kiện không trang trọng, sẽ có ích. Khi bạn bồn chồn, nó có thể được loại bỏ bằng cách dùng các thói quen hô hấp. 

Join the discussion One Comment