Chơi Piano

47. Chuẩn Bị Biểu Diễn, Quay Phim

By 17/09/2020 November 1st, 2020 No Comments

(1) Quay Phim:   Một trong những cách tốt nhất để nâng cao kỹ năng chơi nhạc và để tập luyện cho các buổi biểu diễn là quay phim lại quá trình chơi của mình. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những phần chơi khác nhau của mình có thể hay và không hay đến thế nào. Chúng khá là khác so với những gì bạn tưởng tượng mình đang làm: ngón chạm phím tốt? giai điệu? nhịp điệu có chính xác và liên tục? Những động thái nào khiến giai điệu lệch đi? Bạn có đang thể hiện được những dòng âm điệu của bài? Một tay của bạn có chơi quá lớn/ quá nhỏ? Cánh tay, bàn tay và ngón tay của bạn có đang đặt ở vị trí tối ưu nhất không? Bạn có đang sử dụng toàn bộ cơ thể của mình – Ví dụ: cơ thể bạn có di chuyển đồng điệu theo tay bạn hay chúng đang đối chọi lẫn nhau. Tất cả những điều trên và rất nhiều yếu tố khác trở nên rõ ràng vô cùng. Hai bài nhạc nghe khác nhau hoàn toàn khi bạn đang chơi so với khi bạn xem chúng trên video. Có thể bạn đàn chậm lại tại những khúc khó và lại quá nhanh ở những khúc dễ hơn. Những đoạn nghỉ đã đủ dài chưa? Những đoạn kết có tính thuyết phục không?

Buổi thu hình sẽ cho thấy bạn sẽ hành xử như thế nào trong một buổi biểu diễn thật. Nếu bạn phạm lỗi hoặc đột nhiên quên hết mọi thứ, liệu bạn có phản ứng một cách tiêu cực và trở nên nản chí, hay bạn có thể hồi phục và lại tập trung vào bài nhạc của mình? Một vài học viên sẽ mỉm cười hoặc nhăn mặt khi phạm lỗi, nhưng như thế không phù hợp; cách tốt nhất là lờ đi vì bạn không muốn gây nhiều sự chú ý vào lỗi sai của mình. Trong lúc biểu diễn, học viên thường bị khựng lại, v…v… ở những đoạn khó lường mà họ thường tập luyện trước đó rất trơn tru. Quay phim lại có thể giúp khắc phục hầu hết những khó khăn đó. Những bài nhạc chưa thực sự “hoàn thiện” nếu bạn chưa hài lòng với những đoạn thu hình.

Bất lợi chủ yếu của việc quay phim là công việc này tốn rất nhiều thời gian, vì bạn phải dành thời gian xem lại video — trong khi thời gian quý báu đó có thể được dành cho việc tập luyện. Mỗi lần muốn chỉnh sửa một đoạn nào đó, bạn lại phải quay và nghe lại. Những buổi xem những đoạn thu hình không phải là những buổi tốn thời gian vô ích mà đó là một phần của thời gian tập luyện. Đó là điều mà tất cả mọi học viên chơi đàn dương cầm phải làm, nhưng lại thường bỏ bê. Ngày nay, bạn có thể thu hình bằng điện thoại thông minh và xem ngay lập tức trên máy tính. Quay phim tốn nhiều thời gian nhưng rất may mắn là bạn chỉ phải làm một vài lần mà thôi. Sau một vài buổi xem lại những đoạn thu hình, số lần phải quay phim lại sẽ giảm dần vì bạn đã xác định được những vấn đề lớn nhất. Không cần phải xác định chúng lại nhiều lần. Tuy nhiên, quay phim cũng có nhiều công dụng, như lưu lại những tiết mục của bạn hoặc đăng tải chúng lên các kênh mạng. Vì thế, mọi người cần tạo một khu thu hình cho mình. 

(2) Thói quen tập luyện Chuẩn bị cho Buổi biểu diễn: Một học viên có thể chơi một cách thành thạo trong lúc tập luyện, anh ta vẫn có thể mắc sai lầm và khổ sở vật lộn với thanh nhạc trong buổi độc tấu nếu không đặt ra những thói quen tập luyện để chuẩn bị cho buổi biểu diễn. Phần lớn học viên tự giác luyện tập hết mình với tốc độ tối đa trong tuần trước ngày độc diễn, đặc biệt là ngay trước buổi độc diễn. Nhằm mô phỏng buổi diễn, họ tưởng tượng những vị thính giả đang lắng nghe ngay dưới sân khấu và chơi rất hăng say, chơi đi chơi lại toàn bộ bài nhạc từ đầu đến cuối, rất nhiều lần. Riêng cách tập luyện này là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc mắc sai lầm và biểu diễn không được tốt. Nhận xét tôi được nghe kể nhiều nhất đó là, “Lạ nhỉ, em đã chơi rất tốt sáng nay nhưng trong buổi độc diễn em lại phạm những sai lầm mà em không hay mắc phải!”. Đối với một người thầy có kinh nghiệm, đây là một học viên tập luyện vượt quá kiểm soát và không theo một hướng dẫn nào về những cách thức đúng và sai trong việc chuẩn bị biểu diễn.

Những người thầy tổ chức các buổi độc diễn mà học trò của họ biểu diễn rất tuyệt vời và đều đoạt giải trong tất cả các kỳ thi đàn dương cầm kiểm soát học viên của mình và thói quen tập luyện của họ rất chặt chẽ.  Tại sao phải làm ầm lên như vậy? Mọi sai phạm đều bắt nguồn từ não bộ. Tất cả những thông tin cần thiết đều cần lưu trữ một cách ngăn nắp trong não bộ, không được có một sự lẫn lộn nào. Đây là lý do vì sao các học viên không được chuẩn bị bài bản luôn chơi tệ trong lúc biểu diễn hơn trong lúc tập luyện. Khi bạn tập luyện ở tốc độ nhanh nhất, một phần lớn những nhầm lẫn sẽ xuất hiện [(27) Suy Thoái Trong Chơi Nhanh, Loại Bỏ Tật Xấu]. Môi trường biểu diễn khác biệt với môi trường tập luyện dương cầm, và có thể làm người chơi rối trí. Vì thế, bạn cần phải có một ký ức đơn giản, không sai phạm về bản nhạc để có thể nhớ lại trong lúc diễn mặc cho những sự rối loạn được thêm vào.  

Bằng thử nghiệm và sai sót, giáo viên có kinh nghiệm đã tìm ra những thói quen tập luyện hữu hiệu. Quy tắc quan trọng nhất là giới hạn lượng tập luyện trong ngày biểu diễn, để giữ cho tâm trí được minh mẫn và gọn gàng. Hãy nhớ lại rằng bất cứ sự cải thiện về kỹ thuật và trí nhớ nào cũng đều xảy ra trong lúc ngủ [Cải Thiện Sau Tập luyện, Ngủ, Cơ Nhanh/Chậm], vì thế tập luyện trong ngày diễn chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn, một thứ thật phản trực giác. Não bộ không nhạy cảm trong ngày diễn. Có chỉ có thể trở nên rối hơn. Chỉ có những nghệ sĩ dương cầm dày dặn kinh nghiệm mới có những bộ nào đủ “mạnh”, đã qua huấn luyện và năng lực biểu diễn để đồng hóa một thứ gì mới trong ngày diễn. Nhân tiện, điều này cũng áp dụng được với các bài kiểm tra và bài thi trong trường học. Hầu hết thời gian, bạn sẽ đạt điểm cao trong một bài thi nếu bạn đi xem phim vào tối hôm trước thay vì nhồi nhét thêm kiếm thức. Một lý do chính việc nhồi nhét kiến thức không hiệu quả là vì nó tước đi một giấc ngủ ngon.

Thói quen luyện tập cho ngày diễn là chơi ở gần tốc độ nhanh nhất một lần, sau đó ở tốc độ trung bình một lần, và cuối cùng ở tốc độ chậm một lần. Chỉ thế thôi! Không luyện tập gì nữa! Đừng bao giờ chơi nhanh hơn tốc độ biểu diễn. Đừng chơi với cả trái tim, chơi với xúc cảm tối thiểu và để dành “trái tim” của bạn cho phần biểu diễn; nếu không, bạn sẽ làm mất sự mới mẻ và sẽ thấy mình không còn gì để biểu diễn. Để ý việc này phản trực quan đến thế nào. Vì phụ huynh và bạn bè luôn hành động theo trực giác, điều quan trọng là giáo viên cần đảm bảo bất kỳ người nào có tiếp xúc với học viên biết những quy tắc này, đặc biệt là với những học viên nhỏ tuổi hơn. Nếu không, mặc cho những gì giáo viên nói, các học viên sẽ đến buổi diễn sau khi đã luyện tập cả ngày ở tốc độ nhanh nhất, vì phụ huynh của họ bắt họ làm vậy.

Thói quen tập này dành cho người học viên bình thường và không dành cho những người biểu diễn chuyên nghiệp, họ sẽ có những thói quen tập chi tiết hơn rất nhiều dựa trên thể loại nhạc được chơi, nhà soạn nhạc cụ thể, và bản nhạc được chơi. Rõ ràng, để thói quen tập này hiệu quả, bản nhạc cần được sẵn sàng để biểu diễn trước rất lâu, ít nhất là 6 tháng. Ngay cả khi bản nhạc chưa được hoàn thiện và có thể được cải thiện với việc tập luyện, đoạn văn trên là thói quen tập tốt nhất cho ngày diễn.

Nếu, trong những buổi tập được cho phép đó, bạn phạm một lỗi “ngoan cố” (hầu hết học viên có thể nhận biết được), nó gần như chắc chắn sẽ tái diễn trong lúc buổi biểu diễn. Trong trường hợp đó, tìm số ít những gạch nhịp chứa lỗi đó và tập luyện chúng ở tốc độ vừa phải và HS (luôn chơi chậm khi kết thúc), sau đó thử nó ở tốc độ gần cuối, và kết thúc với một số đoạn chơi chậm, chỉ những gạch nhịp đó thôi. Nếu bạn không chắc chắn bạn đã ghi nhớ bản nhạc, chơi những phần bạn không chắc rất chậm nhiều lần. Tại thời điểm này, MP là then chốt – nó là bài kiểm tra trí nhớ và sự sẵn sàng biểu diễn cuối cùng. Luyện tập MP ở bất kỳ tốc độ nào và bao nhiêu lần tùy ý muốn của bạn; nó cũng làm dịu các nỗi bồn chồn lo sợ vì nó thỏa mãn ham muốn tập luyện trong này diễn, và giữ bạn bận rộn thay vì lo lắng và bồn chồn hơn.

Tránh dùng sức quá mức, như chơi một trận bóng đá hay nâng đẩy một vật nặng (như một đại dương cầm biểu diễn!). Việc này có thể làm thay đổi trí nhớ của bàn tay một cách bất ngờ và bạn có thể phạm các lỗi không lường trước. Tất nhiên, những bài tập khởi động nhẹ, co duỗi,  thể dục mềm dẻo, Thái Cực Quyền, Yoga, vân vân, rất có lợi.

Với tuần trước khi biểu diễn, luôn chơi ở tốc độ trung bình, sau đó ở tốc độ chậm, trước khi nghỉ tập. Bạn có thể bỏ qua luyện tập ở tốc độ trung bình nếu thiếu thời gian, hoặc bản nhạc đặc biệt dễ, hoặc nếu bạn là một người biểu diễn có kinh nghiệm. Trung bình là khoảng ¾ tốc độ, và chậm là khoảng nửa tốc độ. Đại khái hơn, tốc độ trung bình là tốc độ mà bạn có thể chơi một cách thoải mái, thong thả, và nhiều thời gian trống giữa các nốt. Ở tốc độ chậm, bạn cần lưu ý từng nốt một; các động tác tay khó hơn, chậm hơn nhưng giống như các động tác cần thiết khi chơi nhanh.

Cho đến ngày biểu diễn, bạn có thể cải thiện bản nhạc, đặc biệt về nhạc tính và HS. Nhưng trong tuần cuối cùng, thêm tài liệu mới hay sửa đổi bản nhạc (như đổi ngón bấm) không được khuyến nghị, mặc dù bạn có thể thử làm vậy như một loại thử nghiệm tập luyện để xem bạn có thể tự thúc ép mình. Khả năng thêm một thứ gì đó mới mẻ trong vòng một tuần cuối là một dấu hiệu rằng bạn là một người biểu diễn giỏi; trên thực tế, chủ ý thay đổi một thứ gì đó ở ngay phút cuối là một phương pháp tập luyện biểu diễn mà một số giáo viên áp dụng, nếu bạn là một người biểu diễn đủ giỏi.

Khi làm việc với các bản nhạc dài như các bản Sonata của Beethoven, tránh chơi toàn bộ tác phẩm đó nhiều lần. Tốt nhất là tập luyện một vài phần ngắn trong vài trang, hoặc nhiều nhất một chương, luôn thêm bài một vài khung nhịp của phần nhạc hoặc chương tiếp theo. Tập luyện HS cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Tuy chơi quá nhanh ở tuần cuối cùng không được khuyến nghị, nhưng bạn có thể tập luyện chơi HS ở những tốc độ cao hơn.

Tránh học thêm các bản nhạc mới trong tuần cuối cùng này. Điều này không có nghĩa rằng bạn bị giới hạn vào cách bản nhạc biểu diễn; bạn vẫn có thể tập luyện bất cứ bản nhạc nào mà bạn đã học. Các bản nhạc mới thường sẽ làm bạn thu được các động tác mới làm ảnh hưởng hoặc thay đổi cách bạn chơi bản nhạc biểu diễn. Thông thường, bạn sẽ không nhận biết được điều này cho đến khi bạn biểu diễn và tự nghĩ làm cách nào mà các sai phạm kỳ lạ kia lại lẻn vào được.

Tạo thói quen chơi “lạnh” các bản nhạc biểu diễn mỗi khi bắt đầu buổi tập luyện nào. Tất nhiên, “chơi lạnh” cần phải hợp lý. Nếu các ngón tay của bạn hoàn toàn chậm chạp vì không hoạt động nhiều, bạn không thể, và không nên, chơi các tài liệu khó ở tốc độ nhanh nhất; điều đó sẽ dẫn đến căng thẳng và thói quen xấu. Bạn đơn giản chỉ cần chậm lại đến tốc độ có thể chơi được. Một số bản nhạc chỉ có thể chơi được khi hai tay đã được khởi động hoàn toàn, đặc biệt nếu bạn muốn chơi có nhạc tính, như làm nổi bật sắc nhạc. 

Chỉ tập những gạch nhịp khởi đầu, từ nhiều ngày trước ngày biểu diễn. Giả vờ rằng đã đến giờ diễn và chơi những gạch nhịp khởi đầu đó mỗi khi bạn đi ngang qua đàn. Chọn dòng đầu tiên và tập luyện một số các gạch nhịp khác nhau mỗi lần. Đừng dừng lại ở phần cuối gạch nhịp, luôn thêm vào nhịp đầu tiên của gạch nhịp tiếp theo. Bạn có thể ghi nhớ như chụp ảnh các gạch nhịp khởi đầu. Khi bạn khởi đầu một bản nhạc một cách dễ dàng và tốt đẹp trong buổi diễn, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy phần còn lại lộ ra hay như thế nào; mặt khác, chỉ một vấn đề nhỏ ở phần mở đầu có thể làm tiêu tan toàn bộ phần biểu diễn.

Thoáng mất trí nhớ là một trong những trường hợp tai hại nhất nhưng có thể bị loại trừ bằng nhiều thủ tục. Đầu tiên là diễn tập tinh thần (MP). Khi tập luyện MP, học cách hình dung toàn bộ kết cấu của tác phẩm trong đầu và phát triển khả năng nhận biết bạn đang ở vị trí nào trong kết cấu đó. Sau đó tập luyện bắt đầu từ bất kỳ đâu trong kết cấu đó, để bạn có thể bắt đầu lại sau khi một thoáng mất trí nhớ. 

Một nguyên nhân gây thoáng mất trí nhớ là sự phụ thuộc vào trí nhớ của tay, đây là điều nguy hiểm vì trí nhớ của tay được đến rộng rãi là không đáng tin cậy. Đây là vì nó là một dạng trí nhớ phản xạ phụ thuộc vào kích thích từ những nốt được chơi từ trước và phần lớn phớt lờ não bộ. Vì thế nếu bất kỳ tình huống nào thay đổi, như một đàn dương cầm khác, hay một phòng trình diễn lớn, sự bồn chồn, hay sự tồn tại của khán giả, các tác nhân kích thích sẽ thay đổi, dẫn đến thoáng mất trí nhớ. Khi một thoáng mất trí nhớ xảy ra, mọi tác nhân kích thích thông thường sẽ biến mất và người chơi đàn sẽ không thể bắt đầu lại. Với một học viên chỉ có trí nhớ của tay, cách bắt đầu lại duy nhất là từ đoạn khởi đầu. Đây là lý do những thủ tục chuẩn bị biểu diễn trên, đặc biệt là MP, quan trọng đến vậy. 

Chơi chậm là cách tốt nhất để giảm phụ thuộc vào trí nhớ của tay vì các phản xạ phụ thuộc vào tốc độ; điều này buộc não bộ phải can thiệp và tiếp quản phần chơi. Vì thế, chơi chậm trước khi nghỉ tập là tuyệt đối cần thiết trong tuần cuối trước buổi diễn.

Luyện tập phục hồi sau khi phạm lỗi. Tham gia các buổi diễn của các học viên và xem cách họ phản ứng với sai phạm; bạn sẽ dễ dàng phát hiện các phản ứng tốt và các phản ứng không phù hợp. Một học viên bày tỏ sự thất vọng hay lắc đầu sau một sai phạm đang tạo ra ba sai phạm trong một: lỗi đầu tiên, phản ứng không phù hợp, và quảng bá với khán giả rằng họ đã phạm lỗi. Mọi buổi tập cần phải là một buổi tập tránh phạm lỗi, làm chúng không thể được nhận thấy. Giả vờ như bạn đang đệm nhạc cho một dàn hợp xướng hay chơi một bản concerto và phải bắt được điệu nhạc ở vị trí chính xác.

 (3) Biểu diễn ngẫu hứng có lẽ là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để tập luyện biểu diễn. Các loại biểu diễn ngẫu hứng thông thường là chơi một số bản nhạc để kiểm tra đàn dương cầm trong các cửa tiệm hay chơi cho bạn bè tại các buổi liên hoan, vân vân. Nhưng loại biểu diễn này khác với các buổi diễn trang trọng bởi tính thoải mái và ít áp lực của chúng. Sự bồn chồn không nên là một vấn đề, và trên thực tế một trong những cách tốt nhất để luyện tập các phương pháp kiểm soát và tránh bồn chồn. Bí quyết để biểu diễn là tập luyện âm nhạc. Hầu hết người chơi đàn sợ biểu diễn trước đám đông rất ít khi tập luyện có nhạc tính vì trước đám đông, yếu tố quan trọng nhất là âm nhạc. Nếu bạn tập luyện có nhạc tính vào mọi lúc, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bạn sẵn lòng biểu diễn và tạo ra âm nhạc đến thế nào, đặc biệt khi bạn cảm nhận được khán giả hưởng phần chơi của bạn.

Để bắt đầu dễ dàng, chơi các mẩu nhạc (các đoạn ngắn của một sáng tác). Bắt đầu với các mảnh đơn giản; chọn ra những phần hay nhất. Nếu không có kết quả tốt, bắt đầu với mảnh khác. Tương tự, nếu bạn bị kẹt; đã đến lúc chuyển sang bản nhạc khác. Đây là cách tốt để thử nghiệm và tìm ra cách bạn biểu diễn và mẩu nhạc nào phù hợp. Bạn có khuynh hướng chơi quá nhanh? Tốt hơn nên chơi thật chậm và tăng tốc thay vì ngược lại. Bạn có thể tự điều chỉnh để chơi một dương cầm khác – đặc biệt là dương cầm đã bị lạc điệu và khó chơi? Bạn có thể theo dõi phản ứng của khán giả? Bạn có thể làm cho khán giả phản ứng với phần chơi của bạn? Bạn có thể chọn mẫu nhạc thích hợp với một dịp nhất định? Bạn bồn chồn tới mức nào, có kiểm soát được nó không? Bạn có thể vừa chơi vừa nói chuyện?  Bạn có thể che giấu sai phạm mà không bị chúng gây khó chịu? 

Một cách khác để biểu diễn là dạy người khác, đặc biệt là trẻ em, cách chơi. Dạy chúng cách chơi âm giai Đô trưởng, hay “Những đôi đũa (Chopsticks)” hay Chúc Mừng Sinh Nhật (Happy Birthday). Song ca là loại nhạc lý tưởng cho việc này.

Chơi các mẩu nhạc hiệu quả vì hầu hết khán giả cảm thấy ấn tượng với khả năng dừng và bắt đầu từ bất kỳ đâu ở giữa bản nhạc – chỉ có nghệ sĩ dương cầm biểu diễn hòa nhạc mới có thể làm thế, đúng không? Bắt đầu với những mẩu nhạc ngắn, sau đó dần dần thử các mẩu nhạc dài hơn. Dễ dàng hơn nhiều để chơi các mẩu nhạc mà không phạm lỗi. Khi bạn đã thực hiện loại biểu diễn mẩu nhạc ngẫu hứng này trong 4 hoặc 5 dịp khác nhau, bạn sẽ hình dung được năng lực biểu diễn của mình. Một trong những thói quen mà bạn nên tập “lạnh” là thói quen chơi mẩu nhạc – chúng cũng cần được tập luyện.

Có một số quy tắc khi biểu diễn mẩu nhạc. Đừng biểu diễn một bản nhạc mà bạn vừa mới học. Hãy để nó “nhừ” trong vòng 6 tháng; tốt nhất là một năm. Nếu bạn đã bỏ 2 tuần để học một một bản nhạc khó mới, đừng mong đợi rằng bạn có thể chơi các mẩu nhạc mà bạn chưa chơi bao giờ trong hai tuần đó – hãy sẵn sàng đón chờ sự bất ngờ, chẳng hạn như thoáng mất trí nhớ. Đừng tập luyện mẩu nhạc nhanh trong ngày mà bạn có thể biểu diễn chúng. Luyện tập chúng chậm sẽ có ích. Bạn vẫn có thể chơi chúng HS không? HS có thể là một loại biểu diễn mẩu nhạc, và bạn có thể chơi chúng rất nhanh! Đảm bảo rằng bạn có thể MP mọi thứ — đó là bài kiểm tra mức độ sẵn sàng của bạn cuối cùng.

Nói chung, đừng mong đợi rằng bạn có thể biểu diễn bất kỳ thứ gì tốt, ngẫu hứng hay khác, trừ khi bạn đã biểu diễn nó ít nhất ba lần và, một số người khẳng định, ít nhất năm lần. Chắc chắn sẽ không giống với lần chơi tốt nhất của bạn trong lúc tập luyện. Nếu không có sự chuẩn bị về tinh thần này, bạn có thể cảm thấy thất vọng sau mỗi lần cố thử biểu diễn và phát triển các nỗi sợ về tâm lý.

Một số ít sai phạm và nốt trượt bị bỏ qua trong lúc luyện tập, và bạn sẽ đánh giá phần chơi của mình trong lúc tập luyện lạc quan hơn so với khi bạn chơi hoàn toàn giống như vậy cho khán giả. Sau một buổi tập luyện, bạn có khuynh hướng nhớ chỉ những đoạn hay, và sau một buổi diễn, bạn có khuynh hướng chỉ nhớ các sai phạm. Thông thường, bạn là người phê bình tệ nhất với bản thân mình; mọi âm trượt nghe tệ hơn với bạn so với khán giả. Hầu hết khán giả sẽ bỏ qua một nửa sai phạm và quên mất cái lỗi còn lại, trừ khi bạn làm ầm lên về chuyện đó.

Nhạc cổ điển không luôn là nơi tốt nhất cho các cuộc biểu diễn ngẫu hứng. Vì thế mọi người chơi dương cầm nên học nhạc đại chúng, jazz, nhạc cốc-tai, nhạc từ fake book, và ứng tấu. Nhạc phổ biến mang lại một trong những cách tốt nhất để luyện tập buổi diễn, đặc biệt là cho nhạc cổ điển.

 (4) Lợi ích và Cạm bẫy của Cuộc Biểu diễn/Buổi Biểu diễn: Lợi ích và cạm bẫy của việc biểu diễn nên là yếu tố quyết định chương trình học dương cầm của chúng ta. Kỹ thuật chưa thực sự được thu được cho đến được trình bày trong một cuộc biểu diễn. Với những học viên trẻ tuổi, lợi ích của việc này là không thể đo lường được. Họ học được ý nghĩa của việc hoàn thành một công việc, và học ý nghĩa của việc “tạo nhạc”. Hầu hết trẻ em (người không được học về âm nhạc, vân vân) không học được những kỹ năng đó cho đến khi chúng vào đại học; học viên đàn dương cầm phải học về những điều đó từ buổi diễn đầu tiên, bất luận tuổi tác. Sau đó chúng lặp lại quá trình (59) Quản Lý Dự Án này với mỗi bản nhạc mới mà chúng học được. Nghệ sĩ dương cầm thành đạt trở thành những bậc thầy quản lý dự án, một kỹ năng có ích ở mọi lĩnh vực, không chỉ cho việc chơi đàn. 

Học viên chưa bao giờ năng động như khi chuẩn bị cho một buổi diễn. Các giáo viên đã từng tổ chức biểu diễn hiểu rõ những lợi ích khổng lồ đó. Học viên của họ trở nên tập trung, năng động và hướng về kết quả; họ chú ý lắng nghe giáo viên và thực sự cố hiểu nghĩa các chỉ dẫn của giáo viên. Họ trở nên vô cùng nghiêm chỉnh trong việc loại bỏ mọi sai phạm và học mọi thứ đúng đắn – đây là chủ nghĩa tư bản loại tốt nhất, vì nó là buổi diễn của họ. Các giáo viên không tổ chức biểu diễn thường kết thúc với các học viên chỉ luyện tập một vài lần trước ngày học.

Chỉ có một số học viên nhất định ghét biểu diễn, và giáo viên cần học cách dạy những học viên đó. Các giáo viên cần tìm hiểu tại sao họ lại ghét biểu diễn và thảo luận những tìm hiểu đó với phụ huynh của họ. Các phương pháp để dạy mọi loại học viên cần được phát triển. Những người không cảm thấy thích thú trong biểu diễn cần được hướng dẫn đến các lĩnh vực khác mà các học viên đó quan tâm.

Vì tâm lý học và xã hội học về việc chơi đàn dương cầm không được phát triển tốt, có một số cạm bẫy mà chúng ta cần cân nhắc. Hầu hết giáo viên không được đào tạo về tâm lý học và đòi hỏi học viên dám đi tới đàn, ngồi xuống, và chơi mà không có sự đào tạo thích đáng nào. Cân nhắc quan trọng nhất là về nỗi bồn chồn và ảnh hưởng của nó tới tâm lý, đặc biệt là với người trẻ. Nỗi bồn chồn có thể khiến cho các buổi diễn trở thành một trải nghiệm đáng sợ; điều này đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để tránh không những các trải nghiệm không vui mà còn các thiệt hại tâm lý lâu dài. Ít nhất, giảm bồn chồn sẽ giảm thiểu căng thẳng và sợ hãi. Vấn đề này sẽ được giải quyết trọn vẹn hơn trong phần [(48) Nguồn Gốc và Kiểm Soát Bồn Chồn]. Tồn tại nghiên cứu tích cực trong khoa học về tối ưu hóa biểu diễn (Kotier). Trong bài viết này một nguyên tắc quan trọng của việc tăng cường hiệu suất biểu diễn được dựa trên khái niệm “dòng chảy” (Csikszentmihalyi), nhưng nó chưa được áp dụng vào biểu diễn dương cầm. Vì thế giáo dục về đàn dương cầm đang đi sau các ngành khác trong hiểu biết và áp dụng cái khái niệm tiên tiến vào biểu diễn, mặc cho sự thật rằng chơi đàn dương cầm là một hình thức nghệ thuật biểu diễn.

Tồn tại nhiều hàm ý liên quan tới tâm lý học và xã hội học trong các buổi biểu diễn và các cuộc thi. Các hệ thống đánh giá trong các cuộc thi âm nhạc nổi tiếng là không công bằng, và làm giám khảo là công việc khó khăn và bạc bẽo. Do đó học viên tham gia vào các cuộc thi phải được thông báo về những thiếu sót của “hệ thống” để họ không phải chịu đau đớn về tinh thần từ sự bất công và thất vọng thấy rõ. Có thể có 30 thí sinh, nhưng chỉ có một người có thể “thắng”. Trên một quan điểm giáo dục, việc đó thật phản trực quan. Khó khăn, nhưng có thể, để làm cho học viên hiểu được rằng yếu tố quan trọng nhất của các cuộc thi là họ tham gia, chứ không phải họ thắng. Có quá nhiều sự nhấn mạnh về độ khó kỹ thuật và không đủ về nhạc tính. Hệ thống không khuyến khích liên lạc giữa các giáo viên để cải thiện các phương pháp giảng dạy. Việc có hẳn một trường phái tư tưởng thiên về việc loại bỏ các cuộc thi là điều hiển nhiên. Không có nghi vấn nào về việc các buổi diễn và cuộc thi tạo động lực để học viên cố gắng hơn; nhưng hệ thống hiện tại chắc chắn có thể được cải thiện bằng đào tạo giáo viên tốt hơn về tổng thể, và liên lạc tốt hơn giữa các giáo viên với nhau. Các buổi diễn không nhất thiết phải luôn là các cuộc thi; chúng được tổ chức có lợi ích hơn như những buổi diễn mà phần thưởng là phần biểu diễn chứ không phải là để chọn ra một người thắng cuộc.