Chơi Piano

33. Gam Nửa Cung Nhanh

By 06/09/2020 One Comment

Gam nửa cung gồm các nốt cách nhau nửa cung. Sự cân nhắc quan trọng nhất đối với gam nửa cung là ngón bấm, vì có rất nhiều cách để đánh nó. Các ngón bấm chuẩn, bắt đầu từ C, là 1313123131345 cho RH đi lên, và 1313132131321 cho LH đi lên cho một quãng tám (trên cùng là được đánh để quay trở lại nhưng không cần thiết) và ngược lại cho đi xuống. Ngón bấm này là khó để chơi nhanh vì nó gồm các bộ song song ngắn nhất có thể và do đó chứa một lượng tối đa các liên kết hạn chế tốc độ. Ưu điểm chính của nó là đơn giản làm nó có thể áp dụng để luyện tập bất kỳ gam nửa cung nào, bắt đầu từ bất kỳ nốt nào, và rất dễ nhớ. Một biến thể của cái này là 1212123121234, cho phép nhiều hơn một chút tốc độ và liền âm, và thoải mái hơn cho những người có bàn tay lớn.

Lý do tại sao những người không bao giờ học TO [ngón cái trên, (30) Ngón Cái Dưới, Ngón Cái Trên, Động Tác Vuốt, Xoay Quanh Trục] có thể chơi gam nửa cung nhanh là vì chúng là dễ nhất để chơi TO và ngay cả những người nghĩ họ đang dùng TU thực ra là họ đang dùng TO cho chơi nhanh.

Vài ngón bấm dùng bộ song song dài hơn đã được đặt ra trong nỗ lực cho phép chơi nhanh hơn; tất cả trình tự “được chấp nhận” tránh việc dùng ngón cái trên một phím đen. Việc sử dụng phổ biến nhất là bắt đầu từ E, 123123412312 (Hauer, Czerny, Hanon). Một biến thể với ngón bấm này là trình tự bắt đầu phải được thay đổi tùy thuộc vào phím bắt đầu để tối đa hóa tốc độ. Ngoài ra, RH và LH là khác nhau; trình tự này dùng 4 bộ song song. Nó có thể được đơn giản hóa thành 3 bộ song song để bắt đầu tại C, 123412312345. Với kỹ thuật TO tốt, gam này có thể điều khiển được, nhưng ngay với TO, ngón bấm 41 và 14 là vụng. Hạn chế nhằm tránh ngón cái trên phím đen làm giới hạn sự lựa chọn của ngón bấm và làm phức tạp vấn đề vì ngón bấm sẽ phụ thuộc vào nốt bắt đầu. Nếu chúng ta để ngón cái trên một phím đen, gam tốt là “gam nửa cung 4 ngón”, bắt đầu từ C:

1234,1234,1234; 1234,1234,12345,2 quãng tám RH đi lên,

5432,1432,1432; 1432,1432,14321,2 quãng tám LH đi lên, với những ngón cái trên G# cho cả hai tay và ba bộ song song giống hệt nhau cho mỗi quãng tám – ngón bấm đơn giản nhất và nhanh nhất có thể. Đảo ngược để đi xuống. Theo như tôi biết, ngón bấm này đã không được thảo luận trong các tài liệu vì ngón cái trên phím đen theo sau bởi việc vượt qua ngón 4. Ngoài tốc độ, lợi thế lớn nhất là sự đơn giản; ngón bấm tương tự được dùng không kể nốt bắt đầu (ví dụ, dùng ngón 3 để bắt đầu ở D) đi lên hoặc đi xuống. Các ngón bấm là như nhau cho cả hai tay (đảo ngược) và các ngón 1 và 3 luôn đồng bộ trừ lúc kết thúc. Một kỹ thuật TO tốt và tư thế ngón tay ngang phè sẽ làm dễ cho các ngón bấm khó 14 hoặc 41 nơi ngón cái ở trên G#.

Hãy thử điều này trên lần chạy nửa cung cuối trong Grave của Pathetique của Beethoven và bạn sẽ nhận thấy mức giảm rõ rệt số lỗi và mức tăng đáng kể về tốc độ. Một khi bạn học nó cho nhịp này, nó sẽ hoạt động với các lần chạy nửa cung khác bởi các ngón bấm không bao giờ thay đổi. Để phát triển một lần chạy, hãy luyện tập với nhịp trên từng nốt, cách một nốt, cách hai nốt, v.v… luyện tập Ngắt âm cũng hữu ích.

Tóm lại, dù cho hầu hết các bài tập không hữu ích thì luyện gam, hợp âm rải và gam nửa cung (4-ngón) vẫn có một vị trí đặc biệt trong việc đạt được kỹ thuật piano. Chúng có thể là một phần trong chương trình luyện tập hàng ngày của người chơi piano vì chúng có thể được dùng để học rất nhiều kỹ năng cơ bản.