Chơi Piano

46. Co Duỗi Và Các Bài Tập Khác

By 17/09/2020 No Comments

Duỗi Lòng Bàn Tay: Bàn tay có hai bộ cơ dùng để duỗi ngón tay/lòng bàn tay để vươn đến những hợp âm rộng. Một bộ giúp mở rộng bàn tay và bộ còn lại chủ yếu duỗi các ngón tay ra khỏi nhau. Khi co duỗi bàn tay để chơi những hợp âm rộng, dùng chủ yếu các cơ mở rộng bàn tay. Cảm giác giống như duỗi lòng bàn tay nhưng với những ngón tay được tự do; tức là, duỗi các đốt ngón tay ra thay vì các đầu ngón tay. Việc này làm giảm cả duỗi thẳng lẫn mệt mỏi khi chơi hợp âm, cho phép chơi nhanh hơn, phục hồi nhanh chóng hơn, và cải thiện kiểm soát. Duỗi các ngón tay giúp nới rộng lòng bàn tay nhưng nó can thiệp vào chuyển động của các ngón tay vì nó có khuynh hướng khóa các ngón tay vào lòng bàn tay. Cuối cùng, bạn sẽ phải dùng cả hai bộ cơ, nhưng biết cách duỗi lòng bàn tay một cách độc lập với các ngón tay sẽ có ích. 

Co duỗi lòng bàn tay thay vì các ngón tay quan trọng hơn, nhưng cũng khó hơn. Một bài tập là đặt lòng bàn tay phải trên lòng bàn tay trái, cánh tay phải hướng về bên trái và cánh tay trái hướng về bên phải, với bàn tay phía trước ngực. Trong tư thế này, ngón cái gặp ngón út; cài ngón cái vào ngón út sao cho các ngón 2,3,4 nằm trong lòng bàn tay và ngón 1,5 nhô ra từ phía sau lòng bàn tay. Sau đó đẩy hai bàn tay về phía nhau để các ngón cái và ngón út đẩy nhau ra sau, làm duỗi lòng bàn tay. Ngoài ra, rèn luyện các cơ giúp duỗi lòng bàn tay và các ngón tay đồng thời với tạo lực đẩy. Bài tập duỗi cơ này không phải là một bài tập cơ cố định, vì thế các động tác co duỗi cần phải nhanh và ngắn. Co duỗi thường xuyên (mỗi ngày) từ lúc trẻ có thể tạo khác biệt to lớn trong phạm vi vươn ngón khi bạn già đi, và bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp ngăn chặn việc giảm phạm vi vươn ngón theo tuổi già như bình thường.

Phần da giữa các ngón có thể được co duỗi bằng cách cách dùng hai bàn tay để ép chúng vào với nhau. Ví dụ, để co duỗi phần da giữa ngón 2 và 3, duỗi hai ngón đó ở cả hai tay thành hai hình chữ V. Sau đó ép hai đỉnh của hai hình chữ V (hai phần da giữa ngón tay) vào với nhau để co duỗi chúng. Để đạt hiệu quả cao nhất, dùng các cơ duỗi lòng bàn tay và ngón tay để duỗi lòng bàn tay với mỗi động tác ép. Một lần nữa, đừng thực hiện những bài tập này như những bài tập cơ cố định mà hãy dùng các động tác duỗi nhanh chóng. Hầu hết mọi người có bàn tay trái to hơn, và một số có thể dùng các ngón 1,4 để vươn xa hơn thay vì các ngón 1,5.

Duỗi ngón tay: Để kiểm tra xem liệu các ngón tay/ lòng bàn tay có được co duỗi hết cỡ hay không, mở lòng bàn tay và các ngón để vươn xa nhất; làm việc này trên một mặt phẳng với cổ tay chạm bề mặt đó. Nếu ngón cái và ngón út gần như tạo thành một đường thẳng, bạn không thể tăng phạm vi vươn của ngón được nữa. Nếu chúng tạo thành hình chữ “V”, thì phạm vi vươn của ngón có thể được mở rộng qua các bài tập duỗi cơ. Một cách để kiểm tra sự sắp xếp thẳng hàng này là đặt lòng bàn tay trên mặt bàn ở cạnh bàn với ngón cái và ngón út nằm dưới cạnh, sao cho chỉ có các ngón 2, 3, 4 nằm trên mặt bàn và hai đầu ngón 1 và 5 chạm vào cạnh bàn. Nếu ngón cái và ngón út tạo thành một hình tam giác với cạnh bàn, thì phần co duỗi có thể được mở rộng. Thực hiện bài tập duỗi cơ bằng cách đẩy bàn tay về phía cạnh bàn để duỗi ngón cái và ngón út ra khỏi nhau; khi đã được mở hết cỡ, ngón cái và ngón út phải tạo thành một đường thẳng. Không cần thiết phải là một đường thẳng tuyệt đối; khi bạn đã gần đến mức đó, co duỗi thêm nào cũng không làm tăng nhiều phạm vi vươn ngón.

Khi chơi các hợp âm rộng, ngón cái cần được cong vào trong một ít, không duỗi ra hoàn toàn. Với những ai có ngón cái cong về phía sau, chú ý đến vị trí ngón cái này để có thể vươn xa nhất; nếu bạn tạo thành thói quen cong ngón cái hoàn toàn về phía sau, thói quen này gần như không thể thay đổi được và làm chơi TO khó khăn hơn. Thật phản trực giác khi, bằng cách cong ngón cái vào trong, bạn có thể vươn xa hơn; việc này xảy ra vì một loại cong đầu ngón tay của ngón cái. Có một số bài tập có thể hữu ích cho kỹ thuật này.

Các bài tập độc lập ngón nâng ngón được thực hiện bằng cách đè cả năm ngón xuống, vì dụ, từ nốt đô đến nốt son bằng RH. Sau đó chơi từng ngón bốn lần: CCCCDDDDEEEEFFFFGGGG; khi một ngón đang chơi, các ngón còn lại cần được giữ xuống, đến phần dưới cuối của phím bấm. Đừng kiên quyết đè xuống; điều đó sẽ tạo căng thẳng. Trọng lực hấp dẫn của bàn tay là đủ. Người mới chơi ban đầu sẽ cảm thấy bài tập này khó khăn vì các ngón không chơi có khuynh hướng sụp đổ từ vị trí tối ưu của chúng hoặc vô tình nâng lên, đặc biệt là lúc chúng bắt đầu trở nên mệt mỏi. Nếu chúng có khuynh hướng sụp đổ, thử một vài lần rồi đổi tay hoặc dừng hẳn; đừng cố tiếp tục tập luyện trong điều kiện ngón dễ sụp đổ hay không thể kiểm soát. Rồi thử lại sau khi nghỉ ngơi. Một biến tấu của bài tập này là trải các nốt trên một quãng tám. Loại bài tập đã được dùng từ thời của F. Liszt (Moscheles). Chúng cần được thực hiện với vị trí ngón cong cũng như thẳng. Một số giáo viên đàn khuyến nghị tập loại bài tập này trong mỗi buổi tập. Trong vị trí ngón cong, tập phóng ngón thứ 4 thẳng ra cộng với nâng sức nâng nhỏ của nó. Bài tập này có thể được thực hiện trên bất kỳ mặt phẳng nào. Thực hiện nó một cách chậm rãi lúc ban đầu để tránh tạo thói quen xấu, nhưng tăng nhanh dần khi bạn tiến bộ, có thể mất nhiều tháng đến nhiều năm. Không được làm quá nhiều bài tập này, chỉ trong vòng vài phút mỗi lần, và tận dụng lợi thế của tiến bộ sau luyện tập (PPI). Một khi bạn đã làm bài tập này một cách hài lòng, bạn không cần tiếp tục làm nó mỗi ngày nữa.

Đối với các bài tập nâng ngón, lặp lại bài tập trên, nhưng nâng từng ngón cao nhất có thể mỗi lần, sau đó nhanh chóng và ngay lập tức thả lỏng. Động tác này cần được thực hiện nhanh nhất có thể, nhưng vẫn nằm trong kiểm soát. Như trước, giữa tất cả các ngón xuống, nhưng với áp lực nhỏ nhất, chỉ cần sức nặng của cánh tay. Như thường lệ, việc giảm căng thẳng ở các ngón tay đang không được nâng là quan trọng. Tập luyện thả lỏng ngay sau khi nâng nhanh.

Hầu hết mọi người đều gặp vấn đề với việc nâng ngón thứ 4. Có một quan niệm sai lầm bởi nhiều người là chúng ta cần phải nâng ngón thứ tư cao được như tất cả những người khác và vì thế họ dành quá mức nỗ lực để đạt được điều này. Những nỗ lực đó đã được chứng minh là vô ích và thậm chí có hại. Đây là vì cấu trúc xương của ngón thứ 4 không cho phép nó được nâng lên quá một mức độ nhất định. Yêu cầu duy nhất của ngón thứ 4 là nó không vô ý nhấn một phím xuống, điều có thể đạt được với chỉ một lượng nâng nhỏ, đặt biệt đối với các vị trí ngón tay phẳng. Vì thế, chơi với ngón thứ 4 vừa ra khỏi các phím bấm hay thậm chí không chạm vào chúng vào mọi lúc. Tập luyện những đoạn khó với nỗ lực quá mức để nâng ngón này cao hơn có thể gây căng thẳng ở ngón 3, 4 và 5. Học cách chơi với ít căng thẳng miễn là ngón thứ 4 không can thiệp bằng bất kỳ cách nào sẽ hữu ích hơn. 

Bài tập để nâng ngón thứ 4 một cách độc lập được thực hiện như sau. Nhấn mọi ngón xuống, CDEFG, như trước. Sau đó chơi 1,4,1,4,1,4, …, nhấn 1 và nâng 4 nhanh và cao nhất có thể. Sau đó lặp lại với 2,4,2,4,2,4 … rồi 3,4 rồi 5,4. Bạn cũng có thể thực hiện bài tập này với 4 trên một phím đen. Cả hai bài tập độc lập ngón và nâng ngón đều có thể được thực hiện mà không có đàn, trên bất kỳ mặt phẳng nào. Một lần nữa, đừng làm quá mức những bài tập này; chờ đến PPI sẽ có ích hơn. 

Một cách để nâng ngón thứ 4 là duỗi thẳng nó vào vị trí nó thẳng thay vì nâng nó lên. Thử thực hiện những bài tập trên với động tác duỗi thẳng thay vì nâng lên. Bạn sẽ nhận ra là các đầu ngón tay được nâng cao hơn với động tác nâng ngón. Luyện tập các động tác nâng và duỗi thẳng một cách độc lập nhưng, trong lúc chơi thực sự, bạn sẽ dùng cả hai.

Co duỗi cơ gấp và dây chằng: Chúng ta chủ yếu dùng cơ gấp để chơi đàn dương cầm và các cơ duỗi không được tập luyện đẩy đủ. Điều này làm việc nâng ngón tay khó khăn, đặc biệt là ngón thứ 4, tương phản với những cơ gấp được phát triển quá mức. Một cách để giảm bớt điều này là thực hiện các bài tập co duỗi cho các cơ gấp và dây chằng. Tạo một LH thẳng và đặt tất cả các ngón LH vào lòng bàn tay RH và dùng RH để đẩy các ngón LH về phía sau hướng cẳng tay. Một người với cơ gấp cực kỳ linh hoạt sẽ có thể đẩy các ngón về phía sau đến khi chúng chạm vào cẳng tay (không nhiều). Hầu hết mọi người có thể đẩy các ngón qua điểm mà các ngón tay vuông góc với cẳng tay. Đẩy xa nhất có thể (mà không tạo đau đớn) trong vòng 6 giây, sau đó thả lỏng trong vòng 4 giây; lặp lại nhiều lần. Làm như thế với các ngón RH. Thực hiện bài tập này một lần mỗi ngày và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có thể co duỗi thêm được bao nhiêu trong vòng chỉ vài tháng. Việc này giúp làm việc nâng các ngón dễ dàng hơn và ngăn chúng cong lại hoàn toàn khi không sử dụng. 

Ngay cả những “bài tập không cần động não” vẫn có thể có ích, như trước một phần trình diễn đầy căng thẳng, khi bạn cần giữ càng nhiều năng lượng càng tốt.

Về mặt lịch sử, các bài tập được sáng chế vì lý do chính đáng: để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật cụ thể. Sự lạm dụng các bài tập bắt đầu khi chúng thế chỗ cho các phương pháp tập luyện được trên kiến thức, cho phép các giáo viên không có nhiều kiến thức “dạy” đàn. 

Trong các giai đoạn dẫn đến giai đoạn “say mê bài tập” của những năm 1900 (Cortot, Alfred.), và cả ngày nay, có một niềm tin rằng những kỹ thuật tốt nhất đòi hỏi luyện tập những bài tập cực kỳ khó, rất nhiều trong số đó không bao giờ xuất hiện trong âm nhạc thực sự. Vì thế những bài tập khó nhất được tạo ra với niềm tin là bạn không phải là một nghệ sĩ dương cầm tiến bộ nếu bạn không chơi được chúng. Niềm tin này cũng ảnh hưởng đến văn hóa dương cầm qua việc bạn cần chơi cụ thể một số bản nhạc khó một cách nhuần nhuyễn để có thể được xem là một nghệ sĩ dương cầm tiến bộ, dù chúng có được đem ra biểu diễn hay không. Văn hóa này được Chopin, Liszt, vân vân chấp nhận, họ đã viết những bản Etude (khúc luyện) chỉ cho mục đích phát triển kỹ thuật. Những “bản nhạc chuyên môn” ấy đã thành một phần của văn hóa dương cầm tiến bộ và hiển nhiên góp phần vào kỹ thuật tốt hơn. Các phương pháp tập luyện cho kỹ thuật tiên tiến như vật, mà ngày nay không được ghi trong tư liệu nào, cần được nghiên cứu và thêm vào những phương pháp nêu trong cuốn sách này.

Kết luận: dùng những bài tập ngón hằng ngày để “củng cố các ngón” vì cách đạt được kỹ thuật đã lỗi thời. Chúng ta giờ đây đã hiểu rõ vai trò của các phương pháp tập luyện hiệu quả và hầu hết chúng đã được ghi lại vào tài liệu. Có một số bài tập co duỗi để tăng phạm vi vươn của ngón và ngăn giảm sút tự nhiên theo tuổi già. Có những khúc luyện, những bản nhạc khó về kỹ thuật, vân vân, cần thiết để trình bày kỹ thuật tiên tiến.