Chơi Piano

13. Máy Đo Nhịp

By 20/11/2016 September 17th, 2020 One Comment

Một ưu thế của tập luyện HS là bạn có thể đếm chính xác hơn HT. Hãy dùng một metronome (máy đo nhịp) để kiểm tra độ chính xác của tốc độ và nhịp. Tôi vẫn hết lần này đến lần khác bị bất ngờ trước những lỗi mình phát hiện ra, ngay cả khi tôi đã “hoàn tất” một bài. Ví dụ, tôi có khuynh hướng đánh chậm lại tại những đoạn khó và nhanh lên ở những đoạn dễ, dù tôi nghĩ thật ra phải là ngược lại khi đánh mà không có máy đo nhịp. Đa phần giáo viên dùng nó để kiểm tra nhịp độ của học trò mình. Ngay khi học trò canh được nhịp rồi, tắt máy đo nhịp đi. Máy đo nhịp là một trong những người thầy đáng tin cậy nhất của bạn – một khi bạn bắt đầu dùng nó, bạn sẽ thấy mừng vì mình đã làm vậy. Hãy tạo thói quen sử dụng máy đo nhịp, và trình độ đánh của bạn chắc chắn sẽ tiến bộ. Mọi học viên nghiêm túc đều phải có một máy đo nhịp. Khái niệm của học viên về nhịp không bao giờ là cố định; nó còn phụ thuộc vào bản nhạc anh đang chơi và anh đang trong tâm trạng thế nào lúc đánh đàn. Một máy đo nhịp có thể chỉ ra cho anh ta chính xác những lỗi này là gì.

Máy đo nhịp phải không được lạm dụng. Những buổi luyện tập dài có máy đo nhịp kề bên là là cách lạm dụng phổ biến nhất. Sử dụng quá độ máy đo nhịp dẫn đến trạng thái chơi không biểu cảm. Khi dùng máy đo nhịp liên tục quá khoảng 10 phút, trí óc sẽ chống đối lại sự lặp lại áp đặt và bắt đầu chơi những trò lừa tinh thần khiến bạn mất đi khả năng canh nhịp chính xác. Thí dụ, nếu chiếc máy phát ra tiếng tích, sau một thời gian, não bạn sẽ tạo ra những tiếng chống-tích có khả năng bác bỏ âm thanh của máy trong đầu làm bạn không nghe được tiếng của máy, hoặc nghe sai thời điểm. Đây là lý do những chiếc máy đo nhịp điện tử hiện đại có chế độ rung phát quang. Tín hiệu ánh sáng ít dẫn đến những trò lừa tinh thần và ít can thiệp vào khả năng chơi đàn uyển chuyển. Một cách lạm dụng máy đo nhịp khác là dùng nó để đẩy nhanh tốc độ; cách này lạm dụng máy đo, người học, âm nhạc, và kỹ thuật đánh, như được giải thích trong phần (26) Tốc Độ, Nhịp Điệu, Âm Lượng.  Chiếc máy đo nhịp được dùng để thiết lập nhịp và kiểm tra độ chính xác của bạn; nó không thể dạy bạn nhạc cảm. Một khi nhịp đã được thiết lập và kiểm tra, hãy tắt máy đi.

Máy đo nhịp điện tử tốt hơn loại acoustic mặc dù một số người ưa chuộng giá trị trang trí của những mẫu cũ. Máy điện tử chính xác hơn, có thể tạo nhiều loại âm hay đèn chiếu, có nhiều mức âm lượng, rẻ hơn, đỡ cồng kềnh, có chức năng ghi nhớ, v.v…Những chiếc máy acoustic có vẻ như lúc nào cũng cần được lên dây cót vào thời điểm tệ nhất có thể.

Ghi Chú: Nếu bạn có một chiếc smartphone, thì có rất nhiều app có thể làm được chức năng như một máy đếm nhịp thực thụ. Tìm kiếm Metronome trên App Store nhé.