Chơi Piano

19. Hít Thở, Nuốt Nước Bọt

By 28/11/2016 September 17th, 2020 2 Comments

Một phần quan trọng của thư giãn là duy trì các chức năng cơ thể bình thường, như hít thở, nuốt nước bọt và tư thế phù hợp. Khi căng thẳng, đây là những chức năng thay đổi đầu tiên, do đó chúng là những báo hiệu tốt về mức độ căng thẳng. Thêm nữa, nhiều người không biết cách hít thở đúng.

Những bài tập hít thở có lợi không chỉ cho piano mà còn sức khỏe tổng thể. Hãy ngồi với cột sống thẳng, mở rộng ngực, đẩy cơ hoành xuống (điều này sẽ làm cho bụng dưới của bạn nở ra), nâng vai lên và đẩy về phía lưng, và hít một hơi thật sâu; sau đó thở mạnh bằng cách đảo ngược quá trình này. Khi hít sâu, việc thở ra hoàn toàn quan trọng hơn so với hít vào đầy đủ vì mục tiêu là để trao đổi carbon dioxide trong phổi với oxy trong không khí; nếu bạn không đẩy hết carbon dioxide, quá trình này sẽ kém hiệu quả. Thở qua cổ họng, không phải qua mũi (miệng có thể để mở hoặc đóng). Hầu hết mọi người sẽ siết lại đường không khí khoang mũi nếu họ cố hít không khí qua lỗ mũi, vốn thường là cách ngăn ngừa chảy mũi. Chảy mũi được ngăn ngừa bằng cách thu hẹp khoang mũi để khí trôi nhanh hơn lên lỗ thông nhỏ hơn. Để hít thở, hãy thư giãn cơ mũi và hút không khí qua khoang họng gần với các dây thanh quản – ngay cả khi đóng miệng, cách này sẽ làm thư giãn các cơ mũi, cho phép nhiều không khí thông qua mũi hơn.

Hầu hết học viên nghĩ việc hít thở là bơm khí vào ngực, nhưng cơ hoành đóng một vai trò quan trọng trong việc hít thở, xem [Mark, Thomas, trang 121]. Bơm khí vào ngực có thể ảnh hưởng tới nhịp điệu và động tác chơi đàn, do đó hít thở bằng cơ hoành đặc biệt quan trọng trong piano. Độ hiệu quả hít thở được tối đa bằng cách sử dụng cả ngực và cơ hoành, và duy trì tư thế tốt sẽ làm tăng tối đa dung tích phổi. Nếu bạn chưa dùng kiểu hít thở sâu này trong một thời gian dài, nó sẽ gây ra chứng thở gấp – bạn sẽ cảm thấy chóng mặt sau hai hoặc ba bài tập như vậy. Hãy dừng lại nếu bạn bị thở gấp. Sau đó vài phút hãy lặp lại bài tập này; bạn sẽ thấy mình có thể hít sâu hơn mà không bị thở gấp. Lặp lại cho đến khi bạn có thể hít thở ít nhất 5 lần liên tiếp mà không bị thở gấp; điều này có thể mất vài ngày. Giờ thì, nếu bạn đi đến phòng khám và bác sĩ sẽ kiểm tra bạn với ống nghe và yêu cầu bạn hít một hơi thật sâu, thì bạn có thể làm điều đó mà không cảm thấy chóng mặt! Thực hiện bài tập này ít nhất vài tháng một lần và kết hợp nó vào thói quen thở bình thường của bạn, đặc biệt là khi chơi piano.

Biểu diễn piano đòi hỏi rất nhiều năng lượng, đặc biệt là ở não, do đó hít thở và tư thế, vốn ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy, là rất quan trọng. Tuy nhiên, khi ta tập trung cao hoặc trở nên lo lắng, ta thường quên hít thở và nuốt nước bọt, hoặc thậm chí nén hơi thở của mình. Đây là một trong những lý do tại sao thiền hữu ích, với sự nhấn mạnh vào hít thở đúng, .

Không nuốt nước bọt có thể dẫn đến khô cổ hoặc miệng và sự thay đổi trong tình trạng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ tay mà chúng ta dựa vào để trình diễn suôn sẻ. Mang theo một chai nước đến buổi diễn là ý tưởng hay.

Chúng ta cũng cần chương trình hít thở đặc biệt để loại bỏ căng thẳng [(48) Nguồn Gốc và Cách Kiểm Soát Bồn Chồn] và đi ngủ [(23) Cải Thiện Hậu Luyện Tập, Giấc Ngủ].