Chơi Piano

16. Chức Năng Trí Nhớ Của Con Người

By 23/11/2016 September 17th, 2020 One Comment

Trí nhớ gồm có hai chức năng, lưu trữnhớ lại.

Lưu trữ: Mọi thứ chúng ta đã trải nghiệm được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn và sau đó được chuyển sang trí nhớ dài hạn, một quá trình tự dộng diễn ra trong 5 phút, nơi thông tin được lưu trữ gần như trọn đời. Các nhà bác học có thể nhớ mọi thứ là bằng chứng tốt nhất cho trí nhớ có tính lâu dài. Thời gian chuyển giao thông tin xấp xỉ 5 phút đã được xác nhận vô số lần từ những ghi chép về các nạn nhân bị chấn thương đầu: họ chỉ có thể nhớ trong vòng 5 phút trở lại trước tai nạn chấn thương; chúng ta cũng đã thấy một ví dụ cho điều này từ người sống sót trong vụ tử nạn của Công nương Diana – Trevor Rees–Jones, không thể nhớ về vụ tai nạn hoặc vài phút trước khi tai nạn xảy ra.

Giả thuyết của tôi về trí nhớ của con người là thông tin được lưu trữ trong “khu vực trí nhớ” ở nhiều vùng khác nhau của não. Trí nhớ không ở bất kỳ vị trí cụ thể nào, mà được phân phối ở nhiều khu vực của não, giống như một toàn ảnh (hologram) vậy Trong bộ nhớ máy tính, mỗi bộ nhớ có một địa chỉ riêng, nên chúng ta biết được máy tính gợi lại bộ nhớ như thế nào. Trí nhớ não không có địa chỉ, vậy bộ não gợi lại trí nhớ như thế nào?

Nhớ lại: Khi chúng ta ghi nhớ, thì việc lưu trữ thông tin không phải là vấn đề bởi vì quá trình này là diễn ra tự động và về cơ bản là dài hạn – nhớ lại thông tin mới là vấn đề bởi vì, không giống như máy tính vốn là nơi tất cả dữ liệu đều có địa chỉ, trí nhớ con người được gợi lại thông qua một quá trình phức tạp vốn vẫn chưa được thấu hiểu. Giả thuyết của tôi là quá trình gợi lại thông tin là một quá trình liên kết, và quá trình liên kết rõ ràng nhất là sự chồng chéo của các khu vực trí nhớ. Đó là khi hai mẫu thông tin liên quan được lưu trữ, khu vực trí nhớ của những thông tin này sẽ chồng lên nhau; mối liên kết càng gần, thì sự chồng chéo càng lớn và việc gợi nhớ càng dễ. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều sự chồng chéo như vậy sẽ được lưu trữ để bộ não phải tìm kiếm qua nhiều phần chồng chéo hơn. Khả năng nhầm lẫn sẽ gia tăng theo thời gian bởi vì khả năng bộ não sẽ chọn nhầm phần chồng chéo cũng tang theo số lượng phần chồng chéo. Vì vậy, thiếu khả năng gợi lại là do sự nhầm lẫn, chứ không phải vì mất trí nhớ.

Trí nhớ được gợi lại dễ nhất khi nó được liên kết với thứ gì đó dễ nhớ, như những liên kết kỳ quặc, vui vẻ, thân thuộc, v.v…… bởi vì bộ não của chúng ta bị thu hút bởi những thứ đó. Đây là một mẹo thông dụng nhất được dùng bởi những người ghi nhớ tốt.

Hệ thống khu vực ghi nhớ rất phức tạp bởi vì nó liên tục được chỉnh sửa bởi bộ não. Một trong những chỉnh sửa là sự tạo ra sự trừu tượng hóa. Thứ “máy bay” trừu tượng không tồn tại bên ngoài bộ não, mà được tạo ra trong trí nhớ bao gồm mọi thứ từ máy bay đồ chơi giấy đến máy bay chuyên chở hạng lớn. Điều này tạo ra sự liên kết bổ sung và nhân tạo giữa các vật thể. Vật trừu tượng là các đối tượng đã được khái quát hóa và chúng cho phép quá trình suy nghĩ và ngôn ngữ. Vì vậy, chúng ta thường phải xử lý với những khu vực trí nhớ của sự trừu tượng, không phải là những khu vực trí nhớ gốc từ những dữ liệu đầu vào bên ngoài như là nhìn, nghe, chạm, ngửi, nếm, v.v… bởi vì những dữ liệu đầu vào bên ngoài giống như những cuốn phim dài tập chứa đựng quá nhiều thông tin. Sự trừu tượng đơn giản hóa chúng thành những đối tượng có thể quản lý được. Vì vậy trí nhớ con người không phải là trí nhớ thụ động như ổ đĩa máy tính, mà là một bộ xử lý chủ động những thông tin đi vào thành những sự trừu tượng đơn giản hơn vốn dễ quản lý hơn. Tuy nhiên, vì có nhiều nhà bác học có thể nhớ lại được tất cả những dữ liệu gốc, nên những dữ liệu đó rõ ràng cũng được lưu trữ trong bộ não.

Quá trình gợi lại phần chồng chéo của khu vực ghi nhớ này tương tự như các hiện tượng cơ bản trong cơ học lượng tử. Xác xuất một electron phóng ra một photon được quy định bởi sự chồng chéo của electron và sóng photon hoạt động trung gian bởi chức năng tách. Cho nên quá trình gợi lại thông tin trong trí nhớ con người có thể đang bắt chước một quy trình cơ bản trong tự nhiên. Sự bắt chước này là bình thường: electron đi vào quỹ đạo của năng lượng nguyên tử, hành tinh đi vào quỹ đạo mặt trời, và các ngôi sao đi vào quỹ đạo hố đen trong dải ngân hà. Lý thuyết tân tiến nhất về vị trí của vũ trụ học là vũ trụ được tạo nên bởi những sợi dây rất nhỏ nên không ai có thể nhìn thấy; vì vậy những sợi dây đàn piano tạo ra âm nhạc cũng mô phỏng lý thuyết dây đã tạo ra vũ trụ.

Trí nhớ được gợi lại dễ nhất khi nó được liên kết với thứ gì đó dễ nhớ, như những liên kết kỳ quặc, vui vẻ, thân thuộc, v.v…

Ít phải bàn cãi về trí nhớ có tính liên kết. Chúng ta ghi nhớ âm nhạc bằng cách liên hệ nó với những thứ chúng ta đã biết. Nếu bạn yêu cầu một nhạc sĩ ghi nhớ một trang đầy những nốt nhạc ngẫu nhiên, anh ta sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ dù chí chỉ một trang bởi vì anh ta không có gì để liên kết với những nốt nhạc ngẫu nhiên này. Nhưng ngườc nhạc sĩ này sẽ không gặp khó khăn gì khi ghi nhớ 20 trang sonat nhanh chóng bởi vì bản sonat có giai điệu, nhịp điệu, v.v… vốn quen thuộc. Tất cả những gì bạn cần làm là liên kết bản nhạc với lý thuyết và bạn sẽ nhớ thôi. Mặc dù lý thuyết âm nhạc là tốt nhất, nhưng nó lại không thật sự hữu ích đều cho mọi người bởi vì hầu hết học viênn không biết đủ lý thuyết.

Bằng chứng vững chắc nhất cho bản chất liên kết của trí nhớ con người đến từ những bài kiểm tra cho những người ghi nhớ giỏi có thể thực hiện những kỳ công đáng kinh ngạc như nhớ hàng trăm số điện thoại từ danh bạ. Những người ghi nhớ giỏi này đều sử dụng thuật toán liên kết để ghi nhớ. Thuật toán ghi nhớ với mỗi người mỗi khác, nhưng chúng đều là công cụ để liên kết đối tượng cần ghi nhớ với điều gì đó đã có khuôn mẫu trong trí nhớ.

Ví dụ, để ghi nhớ hàng trăm số, một thuật toán là liên kết mỗi âm thanh một số. Những âm thanh được chọn sao cho chúng tạo thành “từ ngữ” khi được phát lên cùng nhau, không phải bằng tiếng Anh, mà bằng một “ngôn ngữ” mới (thuật toán) được tạo ra cho mục đích ghi nhớ này.Tiếng Nhật là một ngôn ngữ có đặc tính như vậy. Ví dụ, căn bậc hai của 2 là 1.41421356 có thể được đọc thành cụm từ mà dịch thô là, “người đẹp, người đẹp thì rất đáng nhìn” (hitoyo-hitoyo-hitomigoro), và người Nhật sử dụng thuật toán như vậy để nhớ những thứ như số điện thoại. Để thập phân 7, căn bậc hai của 3 đọc là “Chiêu đãi cả thế giới” và căn của 5 đọc là “Trên ga thứ 6 của núi Phú Sĩ, có một con cú đang khóc”; Tôi đã học những điều này cách đây 60 năm và bây giờ vẫn còn nhớ.

Điều kinh ngạc là tốc độ mà những người ghi nhớ giỏi có thể sắp xếp các đối tượng cần ghi nhớ vào trong thuật toán của họ. Những người ghi nhớ siêu đẳng phát triển được nhờ nỗ lực hoàn thiện thuật toán và tập luyện hằng ngày, giống như những người chơi piano. “Nỗ lực” này đến một cách nhẹ nhàng bởi vì họ tận hưởng nó.

Hãy thử một mẫu thuật toán ghi nhớ. Giả sử bạn muốn nhớ dãy số gồm 14 chữ số 53031791389634. Một cách để thực hiện là sử dụng cái gì đó như câu chuyện sau: “Tôi đã thức dậy lúc 5:30 sáng với 3 người anh và 1 người bà; Tuổi của các anh trai tôi là 7, 9, và 13, và bà nội là 89, và chúng tôi đi ngủ lúc 6:34 tối.” Đậy là thuật toán dựa trên kinh nghiệm sống, làm cho những chữ số ngẫu nhiên “có ý nghĩa”. Điều thú vị là thuật toán chứa tới 132 chữ, nhưng nó lại dễ nhớ hơn 14 số nhờ những liên kết quen thuộc. Bạn có thể dễ dàng tự kiểm tra điều này. Đầu tiên, hãy thử nhớ tất cả 14 số (nếu bạn có thể – còn với tôi thì không hề dễ) và trên. Rồi 24 tiếng sau, thử viết 14 số đó ra từ trí nhớ và từ thuật toán, bạn sẽ thấy rằng thuật toán sẽ tốt hơn nhiều. Còn có nhiều thuật toán tốt hơn mà bạn có thể sẵn sàng tìm thấy trên Internet.

Nhờ sức xử lý lượng thông tin khổng lồ của bộ não, nên quá trình gợi lại càng hiệu quả hơn nếu có nhiều mối liên kết liên quan và số lượng những liên kết này tăng độ lớn nhanh khi càng có nhiều thứ được ghi nhớ, bởi vì chúng có thể được liên kết chéo. Cho nên trí nhớ của con người gần như hoàn toàn đối nghịch với bộ nhớ máy tính: càng nhớ nhiều, bạn càng dễ ghi nhớ bởi vì bạn có thể tạo ra nhiều liên kết mới; mỗi liên kết mới cung cấp những đường dẫn mới để gợi nhớ. Cho nên mọi thứ ta biết về trí nhớ nói cho ta biết tập luyện sẽ tăng cường trí nhớ.

Trí nhớ là một thành phần quan trọng của nhận thức, vốn có thể được định nghĩa là một chuỗi lặp các chức năng của não bộ: nhập dữ liệu → ghi nhớ → kết luận → hành động → nhập dữ liệu, v.v…, tạo thành một vòng lặp bất tận.

Trẻ sơ sinh chỉ có một vài thứ trong trí nhớ và vì vậy chúng không thể thiết lập các mối liên kết. Nhận thức của các em tăng lên khi bộ não phát triển. Kết quả là, các em không thể suy nghĩ hay giao tiếp khi mới sinh ra ngoại trừ việc gây ra tiếng động để phản ứng với nhu cầu của các em. Chỉ trong một vài năm, các em có đủ những mối liên kết để học ngôn ngữ và để suy nghĩ. Ở giai đoạn này, các em học rất nhanh bởi vì não đang phát triển liên tục, nhưng cũng vì lý do đó, mà các em cũng quên rất nhanh. Trí thông minh của các em có vẻ thấp bởi vì các em gặp khó khăn ghi nhớ vì việc thiếu các mối liên kết; tuy nhiên, các em có khả năng hiểu những khái niệm phức tạp rất nhanh. Nếu trí nhớ được duy trì đến những năm tuổi vị thành niên, khi mà màng bọc myelin bắt đầu bao quanh sợi trục thần kinh, và khóa bộ nhớ dài hạn. Cho nên những bản nhạc được nhớ và duy trì trước tuổi 20 là gần như không bao giờ bị lãng quên.

Thậm chí những em nhỏ tuổi nhất cũng có thể thưởng thức và ghi nhớ âm nhạc. Hầu như bất kỳ người chơi piano nào cũng có thể dễ dàng nhớ một vài bản sonat của Beethoven hoặc những bản nhạc có độ dài tương đương mà họ thích. Trên quan điểm những đơn vị dữ liệu mà nói, mỗi bản sonat đại diện cho hơn 1,000 số điện thoại. Vì vậy hầu như tất cả những người chơi piano có thể nhớ tương đương hơn 10 trang số điện thoại – một điều có thể được xem là phi thường nếu âm nhạc là số điện thoại.

Vì vậy, cái mà những nghệ sĩ dương cầm thính phòng đạt được không khác gì so với cái mà những “thiên tài ghi nhớ” làm được. Hướng dẫn phù hợp về cách ghi nhớ sẽ khiến “điều kỳ diệu” này có thể đạt được cho mọi người.