Chơi Piano

17. Cảm Âm Tuyệt Đối, Cảm Âm Tương Đối

By 28/11/2016 September 17th, 2020 No Comments

Cảm âm tương đối (Relative Pitch – RP) là khả năng nhận biết nốt nhạc, khi được cho một nốt tham khảo. Cảm âm tuyệt đối (Absolute Pitch – AP), là khả năng nhận biết nốt nhạc mà không cần nốt tham khảo. AP và cảm âm hoàn toàn (Perfect Pitch) là hai từ đồng nghĩa, nhưng AP được dùng ở đây để tránh nhầm lẫn với pianissimo, và nó cũng chính xác về mặt khoa học hơn. Một người có AP thì nghiễm nhiên cũng có RP. Bài kiểm tra AP sử dụng hai piano; người kiểm tra ngồi trước một cây đàn và học viên sẽ ngồi ở cây đàn còn lại, và học viên thử lặp lại những nốt được chơi bởi người kiểm tra. Nếu chỉ có một piano, học viên sẽ đọc tên những nốt được chơi bởi người kiểm tra (do, re, mi… hoặc C, D, E…)

Không ai bẩm sinh có AP; đây là một kỹ năng học mới có, vì gam nửa cung là một phát minh của con người – nên không có bất kì một mối quan hệ vật lý nào giữa độ cao của một gam nửa cung với các tự nhiên, và không có một quy luật tự nhiên nào nói rằng nốt Agiữa nên bằng 440 Hz; hầu hết các dàn nhạc chỉnh 442 Hz, và trước khi nó được chuẩn hóa, tần số cho A còn nằm trong một mứcrộng hơn. Do bản chất logarit của gam nửa cung và hệ thống thính giác của con người, bất cứ ai cũng có thể học RP một cách dễ dàng [(76) Gam Nửa Cung).

Tai người không được lấy chuẩn theo tỷ lệ tuyệt đối AP. Ngược lại, mắt người phản ứng với màu sắc trên tỷ lệ tuyệt đối (mọi người nhìn thấy màu đỏ là màu đỏ từ khi sinh ra mà không cần phải luyện tập, và nhận thức này không bao giờ thay đổi theo tuổi tác). Sự nhận ra màu sắc đạt được khi sử dụng phản ứng cơ học lượng tử vốn phản ứng lại các lượng tử (bước sóng) nhất định của ánh sáng. Một số người mà có thể nhận biết những mức độ nào đó AP với với những màu sắc nhất định có thể đạt được AP bởi màu sắc mà âm thanh gợi lên. Họ đang lấy chuẩn tai theo một tham chiếu tuyệt đối.

Trẻ nhỏ có thể nghe từ lúc sinh ra và thường được xét nghiệm khả năng nghe tại hầu hết các phòng thai sản. AP và RP được học tốt nhất AP khi còn nhỏ, trước năm tuổi; càng sớm càng tốt. Cách hiệu quả nhất để trẻ dạt dược AP là cho trẻ tiếp xúc gần như hàng ngày với những piano được lên dây tốt từ lúc mới sinh. Vì vậy, phụ huynh nào có piano nên lên dây thường xuyên và chơi đàn cạnh trẻ nhỏ. Đừng lo lắng về việc đánh thức trẻ; các em sẽ ngủ ngon trong khi bạn đang phiêu cùng một bản sonata của Beethoven. Sau đó cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra các con về khả năng AP. Bài kiểm tra này có thể được thực hiện bằng cách chơi một nốt nhạc (khi trẻ không nhìn thấy) và rồi yêu cầu trẻ tìm ra nốt đó trên piano. Nếu bạn muốn trẻ đọc tên nốt, bạn phải dạy cho trẻ gam piano. Nếu trẻ có thể tìm ra được nốt nhạc sau vài lần thử, thì trẻ đã có RP; nếu lúc nào trẻ cũng có thể nhận biết nốt nhạc ngay lần đầu tiên, thì trẻ đã có AP. Chúng ta không biết trẻ học cách AP nhanh cỡ nào, nhưng không giống người lớn, chúng học một cách dễ dàng, tự động, và rất nhanh; chúng ta không biết là nhanh chừng nào, nhưng có thể chỉ vài ngày. Cha mẹ nên kiểm tra trẻ nhỏ càng sớm càng tốt; độ tuổi sớm nhất để kiểm tra có thể là một tới hai tuổi.

Hàng âm đặc trưng mà piano điều chỉnh theo [(77) Vòng Tròn Bậc Năm, Hàng Âm] là không quan trọng; thực ra, nhiều người vớiAP chẳng biết gì về hàng âm và khi các nốt trên piano được chỉnh sang hàng âm khác vang lên, họ cũng không khó khăn gì trong việc xác định các nốt nhạc bởi vì những hàng âm khác nhau thay đổi tần số dưới 5%, và không một ai có AP lại có độ chính xác cỡ đó.

AP có thể đạt được ở giai đoạn muộn hơn trong đời nhưng sẽ trở nên khó khăn hơn sau độ tuổi 30. Thực ra, ngay cả những người có AP cũng sẽ dần dần mất đi khả năng này từ khoảng 20 tuổi trở đi, nếu không được thường xuyên duy trì. Nhiều trường dạy đàn piano thường xuyên dạy AP cho tất cả học viên, một số đó đã thành công trên 90%. Nếu một trẻ được phát hiện có AP dưới sáu tuổi, trẻ phải được đào tạo theo AP để phát triển khả năng hơn nữa, như được mô tả dưới đây; nếu không, trẻ có thể đánh mất khả năng một cách nhanh chóng, chỉ trong vòng vài năm.

Tầm quan trọng của việc học AP cho người chơi nhạc có nhấn mạnh bao nhiêu cũng không đủ; điều này đã không được nhận biết đầy đủ trong quá khứ vì có niềm tin sai lầm phổ biến rằng AP là một tài năng thiên bẩm, và do đó không thể học được.

Có AP rõ ràng là một lợi thế. Nó là một sự trợ giúp tuyệt vời cho việc ghi nhớ, diễn tập tinh thần [(15) Diễn tập tinh thần, (MP)], thị tấu, phục hồi từ cơn thoáng quên, “chơi bằng tai” và sáng tác/ứng tấu. AP hỗ trợ cho MP bằng nhiều cách như là trí nhớ bàn phím và trí nhớ hình ảnh bởi vì bạn giờ đã biết chính xác các nốt nhạc.Bạn có thể là ống sáo chỉnh âm cho đội hợp xướng của bạn, và dễ dàng chỉnh nhạc cụ dây hoặc nhạc cụ khí mà không cần đến một âm thoa. Điều này rất vui bởi vì bạn có thể biết một chiếc xe oto chạy nhanh cỡ nào bằng cách nghe tiếng rền lốp xe, bạn có thể phân biệt được sự khác nhau giữa còi xe oto và còi đầu tàu, nhất là để ý xem chúng sử dụng bậc ba hay bậc năm. Bạn có thể nhớ số điện thoại nhờ tông điệu của chúng. Quan trọng nhất, AP đem lại cho bạn sự tự tin rằng bạn là một người chơi nhạc hoàn thiện, cũng như sự công nhận từ những người khác, nhất là các bạn bè chơi nhạc.

Có một vài bất lợi của việc có AP. Bất lợi lớn nhất là vấn đề “Do dịch chuyển” (do trong doremi). Chẳng có ai gặp khó khăn với gam C trưởng. Những người có AP không gặp khó khăn gìvới bất kỳ gam nào khác. Tuy nhiên, những người không có AP không biết C nằm ở đâu. Bởi vì RP khá dễ với mọi người, những người không có AP thường nhầm âm chủ (nốt đầu tiên của một gam) của bất kỳ gam nào thành C và như vậy, họ học cách hát gam trưởng từ bất cứ nốt nào bằng cách coi âm chủ là C. Hệ thống “Đô dịch chuyển” này thực sự đã được dạy ở nhiều, có lẽ ở phần lớn các trường,bởi vì hầu hết sinh viên (và giáo viên!) ngày nay không có AP. Ví dụ, game C trưởng là do-re-mi– v.v… Với “Đô dịch chuyển”, game G trưởng cũng là do-re-mi-vv .. Tuy nhiên, đối với những người AP, gam G trưởng là so-la-si-v.v… Vì vậy, khi bắt đầu từ một âm chủ tùy ý, những người có AP phải dịch giọng ngay lập tức trong khi những người không có AP đang vui vẻ hát do-re-mi. Vì vậy, nếu một người có AP hát trong một nhóm hát Đô dịch chuyển có thể trở nên hoàn toàn mất phương hướng bởi vì những gì nhóm đang hát là sai. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là việc dạy Đô dịch chuyển.Đây là lý do tại sao xướng âm lại quan trọng đối với tất cả các học viên âm nhạc và tại sao học AP lại cần thiết. Về nguyên tắc, Đô dịch chuyển không bao giờ nên được dạy; tuy nhiên, những người chưa bao giờ học lớp nhạc, hay học AP, sẽ tự nhiên phát triển Đô dịch chuyển, vì vậy mà nó không thể được loại bỏ. Vấn đề này sẽ tồn tại khi những ai có AP vẫn còn là thiểu số trong những người chơi nhạc.

Một vấn đề khác là, đối với những người có AP, bất kỳ nốt nào giữa các nốt của gam nửa cung chuyển về A (440 Hz) thì không tồn tại trong âm nhạc; đây là lý do tại sao âm nhạc chơi lạc điệu có thể gây khó chịu. Nếu nhiều đoạn nhạc được chơi lạc điệu thì có thể gây ra vấn đề. Con người đôi khi có thể phản ứng chống đối với thứ âm nhạc như vậy; phản ứng sinh lý như mắt đẫm lệ hoặc rịn mồ hôi lạnh có thể xảy ra và những piano lạc điệu sẽ rất khó chơi. Bản nhạc đã được dịch giọng thì ổn vì mỗi một nốt nhạc điều đúng điệu. Nghe nhạc lạc điệu có thể làm bạn mất AP.

Những lợi ích của việc học AP vượt xa các bất lợi vì AP là thứ cần thiết trong khi những bất lợi cũng chỉ là chút phiền toái mà thôi.

Học AP không khó như nhiều người nghĩ. Chúng ta đã thấy mục tiêu của ghi nhớ là để có thể MP. Bằng cách chú ý đến RP và AP trong khi thực MP, bạn có thể đạt được AP! MP nên được tiến hành trong AP bởi vì, nếu không chơi ở cao độ chính xác, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều lợi ích của MP, chẳng hạn như khả năng viết ra các nốt nhạc hoặc ngay lập tức bấm chúng trên piano ngay cả khi bạn chưa bao giờ tập bản nhạc đó từ trước.

Qui trình học RP và AP:

(1) Học cách MP gam C trưởng từ C4 đến C5, sử dụng doremi thay vì các ký hiệu CDE vì CDE có quá nhiều cách dùng khác, trong khi doremi thì thuần túy dùng cho âm nhạc:

Do-re-mi-fa-so-la-si-do

Chơi C4 trên piano và MP gam đến C5 ở chính xác cao độ và kiểm tra C5 của bạn so với piano, tập nhiều lần mỗi ngày. Khi C5 đã ổn, kiểm tra tất cả các nốt gần nó. Điều này sẽ dạy cho bạn RP.

(2) Sau khi RP đã đạt yêu cầu, bắt đầu ghi nhớ C4 trong AP bằng cách kiểm tra C4 của bạn so với piano càng thường xuyên càng tốt. Mọi người đều có một nốt nhạc ở ngưỡng tối đa và tối thiểu có thể ngâm nga. Để ghi nhớ C4, hãy ngâm nga từ C4 (tham chiếu với piano) đến nốt thấp nhất mà bạn có thể ngâm nga. Đấy có thể là nốt F3. Bây giờ, mỗi khi bạn đoán nốt C4, bạn có thể kiểm tra nó bằng cách ngâm nga đến nốt thấp nhất có thể để xem nó có phải là F3 không. Nếu nó là E3, dự đoán của bạn quá thấp; hãy nâng nó lên nửa cung. Bạn có thể tạo một bài kiểm tra khác bằng cách ngâm đến nốt cao nhất của bạn; dùng cách nào tốt hơn, hoặc cả hai, để kiểm tra nốt C4. Thực hành cho đến khi C4 của bạn là chính xác trong phạm vi nửa cung; điều này có thể mất nhiều ngày, hoặc nhiều tháng, tùy thuộc vào mỗi người.

(3) Một khi AP cho C4 đã tốt, hãy họcC4-G4 sử dụng giai điệu như phần RH của các bài tập Beyer # 47-49, 58-59, ở phần cuối của cuốn sách. Nếu cần thiết, hãy dịch giọng một quãng tám để C là C4. Bắt đầu với bài tập #47, ghi nhớ giai điệu, và MP nó bằng doremi; bài tập này bắt đầu là:

doremifa, remifaso, famiredo, re. . .

ở cao độ chính xác. Kiểm tra thường xuyên so với piano, nhất là những nốt cao nhất và thấp nhất. Sau đó lặp lại với bốn bài tập khác, thực hành AP từng bài một.

(4) Sau đó hoàn thành việc thực hành toàn bộ quãng tám C4-C5, nhất là A4.

(5) Bây giờ thực hành các quãng tám: đánh một nốt nhạc và thử đoán quãng tám của nó, cao và thấp,kiểm tra dự đoán của bạn so với piano.

(6) Sau đó chơi một nốt ngẫu nhiên để xem bạn có thể sử dụng AP để nhận ra nốt đó không.

Có thể bạn đã có AP nốt A (A4) vì bạn đã được nghe các dàn nhạc điều chỉnh âm điệu vềA trước mỗi buổi hòa nhạc. Hãy tự kiểm tra A4 ở mỗi buổi hòa nhạc.

Khi tạo ra các nốt nhạc trong tâm trí, đừng cố gắng ngâm nga hoặc hát chúng bởi vì phạm vi hoạt động của piano lớn hơn so với phạm vi hát và bạn sẽ cần luyện tập cho não xử lý với những nốt cao hơn và thấp hơn đó. Thực hành AP cũng nằm trong quá trình tập luyện MP, và việc hát hay ngâm nga làm thất bại mục đích này vì nó hạn chế những gì mà não có thể làm. Trừ khi bạn là một ca sĩ có thể hát đúng cao độ (trong trường hợp này bạn ít nhất phải có RP), nếu không bạn sẽ không thể hát chính xác cao độ; những âm thanh không chuẩn phát ra sẽ làm não bị nhầm lẫn và làm mất đi những AP mà bạn có thể đã đạt được.

Để học AP, bộ nhớ cho mỗi nốt nhạc cho AP lúc đầu phải bao gồm tất cả mọi thứ- giai điệu, âm sắc, v.v…, của piano – bạn cần càng nhiều mối liên kết trí nhớ càng tốt. Do đó, hãy dùng cùng một piano cho đến khi bạn đạt được AP. Trừ khi bạn có một piano điện tử, nếu không thì hãy chắc chắn piano của bạn đã được lên dây đúng. Một khi bạn đã đạt được AP vững vàng, nó sẽ hiệu quả với mọi nguồn âm thanh. Việc không nên hát hay ngâm nga không phải là một quy định bắt buộc, vì nó cũng có thể hữu ích, nhưng điều quan trọng là hãy MP các nốt nhạc nhiều càng tốt và mắc thói quen ngâm nga mọi thứ.

Tạm thời, chúng ta hãy bỏ qua các phím màu đen và học AP cho 8 nốt trắng. Một khi bạn học được AP cho các nốt trắng, nói chung bạn sẽ có thể đoán được các phím màu đen khi AP của bạn đã trở nên đủ chính xác.

Cho đến khi bạn đã học xong AP sơ bộ, hãy thực hành nó chỉ với piano để bạn có thể tự sửa lại ngay khi vừa bị lạc điệu. Đừng thực hành MP sai cao độ mà không dùng piano; điều này sẽ chỉ xóa đi AP. Bắt đầu thực hành không dùng đàn piano sau khi AP đã đúng ít nhất là nửa cung.

Lúc đầu tiến độ sẽ có vẻ chậm, nhưng những dự đoán của bạn sẽ dần dần đúng hơn theo luyện tập. Ban đầu, việc xác định các nốt nhạc cần thời gian bởi vì bạn cần phải kiểm tra C4 bằng cách ngâm nga các nốt nhạc thấp nhất hoặc cao nhất của bạn, hoặc bạn có thể phải đoán các nốt khác bằng cách so sánh với C4 sử dụng cao độ tương đối.

Rồi bỗng nhiên, một ngày nọ, bạn sẽ trải nghiệm khoảnh khắc kỳ diệu khi bạn có thể xác định trực tiếp bất kỳ nốt nhạc nào, mà không cần các bước trung gian. Thêm nữa, việc xác định đó xảy ra ngay lập tức. Bạn đã đạt được AP đích thực! Vậy nên, bạn hãy chủ động tìm kiếm và dự đoán sự biến đổi này để không phải bỏ lỡ nó. Những học viên nào không nhận thức được điều này sẽ bỏ lỡ một vài lần đầu tiên nó xảy ra, gây lãng phí rất nhiều thời gian mà không nhận ra rằng họ đã có AP.

AP (AP) mới đầu này rất mong manh và bạn sẽ mất đi và khôi phục lại nó nhiều lần trước khi nó trở nên bền vững; ngay cả khi đó nó cũng chỉ bền vững nếu bạn duy trì nó thường xuyên. Bước tiếp theo là tăng cường AP bằng cách thực hành xác định các nốt nhạc nhanh chóng. Rồi bắt đầu tập luyện với quãng hai nốt, rồi ba nốt nhạc bất kì chơi cùng lúc, v.v…Bất kỳ AP nào có thể xác định được năm hay nhiều nốt được chơi cùng lúc thì được xem là xuất sắc. Khả năng xác định nhiều nốt nhạc là quan trọng khi sáng tác âm nhạc vì những hợp âm phức tạp thường có thể chứa nhiều hơn năm nốt. Một khi bạn đã có một AP vững chắc, hãy tập ngâm nga những nốt nhạc và hát đúng cao độ, và thị tấu đúng cao độ. Xin chúc mừng, bạn đã làm được rồi đấy!

Chất lượng của AP được xác định bởi các yếu tố sau:

(1) Bạn xác định được nốt nhạc nhanh cỡ nào

(2) Bạn xác định được bao nhiêu nốt nhạc được chơi cùng lúc, và

(3) Bạn có thể mô phỏng lại một cao độ chính xác cỡ nào; bài kiểm tra này rất khó áp dụng và hiếm khi được dùng.

Những người có AP xuất sắc sẽ nhận ra một nốt nhạc trong vòng chưa đầy một giây, và xác định được tối đa là khoảng 10 nốt nhạc được chơi cùng lúc, trong khoảng năm giây.

AP phải được duy trì. Sau tuổi 20, AP bắt đầu suy yếu đi trừ khi nó được duy trì bằng cách kiểm tra với đàn piano định kỳ. Nếu không có sự duy trì này, bạn hoàn toàn có thể bị mất AP trong vòng mười năm trở lại. Duy trì AP bao gồm:

(1) hiểu được rằng AP có thể bị mất đi và nhận thức được sự cần thiết phải liên tục kiểm tra AP của mình, và

(2) kiểm tra AP của bạn và tập luyện nó ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ sự suy yếu nào. Độ chính xác của AP sẽ tự nhiên thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào điều kiện thể chất của bạn như sức khỏe, trạng thái cảm xúc, và những âm thanh và âm nhạc mà bạn đã đang nghe, v.v…

Những người có MP và AP có xu hướng không ngừng tạo ra âm nhạc trong tâm trí; âm nhạc cứ chạy trong đầu họ, dù là một tác phẩm của họ hay bản nhạc họ đã nghe. Đây là lý do tại sao hầu hết những người chơi nhạc có AP sẽ tự động bắt đầu sáng tác nhạc. Não họ luôn trở về với âm nhạc khi nó không phải làm gì khác; đó là một phương pháp tuyệt vời để duy trì AP, miễn là bạn kiểm tra với piano định kỳ.

Hầu hết người mới học sẽ MP các quãng ngắn vì não bộ sẽ tự động cố gắng để “tăng phạm vi giọng hát”. Cho nên các nốt tăng dần sẽ được hát hát ngang phè và các nốt giảm dần sẽ được hát thăng lên. Ngoài ra, các nốt cao hơn tầm trung của bạn sẽ được hát ngang phè và những nốt thấp hơn sẽ được hát thăng lên.

Phương pháp “chuẩn” để học AP trong các lớp học âm nhạc là thông qua xướng âm [(68) Lý Thuyết, Xướng Âm]. AP được dạy như phần phụ cho các bài tập này bằng cách học hát tất cả mọi thứ ở cao độ chính xác. Không có phương pháp cụ thể nào cho việc đạt được AP trong xướng âm; bạn đơn giản là chỉ làm các bài kiểm tra AP ở mỗi bài học cho đến khi cao độ chính xác đã được in sâu vào trí nhớ. Vì AP được học cùng lúc với nhiều thứ khác, nên tiến độ chậm, thường mất nhiều năm.