Chơi Piano

09. Bộ Song Song, Chơi Nối, Chơi Vòng Lặp

By 15/09/2016 September 17th, 2020 4 Comments

Luyện tập Bộ Nốt Song Song (PSs), còn được gọi là tấn công hợp âm, sẽ cung cấp cách nhanh nhất để tăng tốc độ ngón tay. PSs là những nhóm nốt có thể được chơi liên tục bằng một tay, ví dụ như 12345 hay 1324 và mỗi nốt chỉ xuất hiện một lần. Chúng được chơi theo thứ tự từ trái sang phải.

Hãy chơi một PS 2 nốt, 23. Chơi nốt C và D giữa với ngón RH 2 và 3, nốt này sau nốt kia. Bạn có thể tăng tốc PS này bằng cách chơi chúng như các nốt hoa mĩ. Nó cũng có thể được chơi nhanh hơn bằng cách buông tay rơi xuống phím, nhưng để cho 2 chạm xuống sớm hơn 3 một chút. Bạn có thể tăng tốc nhanh hơn nữa bằng cách để 3 rơi xuống càng lúc càng gần 2. Ở giới hạn khi chúng chạm xuống cùng nhau, bạn đang chơi ở tốc độ vô cực theo toán học*!

*Trong toán học, vô cực được định nghĩa là inf = 1/n, n->0; “vô cực là một chia cho n, với n tiếp cận 0”. Với PSs, bạn đang thực hiện bài toán này trên piano thông qua PS 2 nốt. Tốc độ = 1/delta với delta là thời gian khác biệt giữa hai ngón. Khi tốc độ tăng thì delta giảm, cho tới khi nó trở thành 0 là lúc hai nốt được chơi như một quãng.

Trong thực tiễn, không ai có thể chơi nhanh vô cực vì không ai có được độ chính xác như vậy – độ chính xác khi chơi các quãng quyết định tốc độ nhanh nhất một người chơi piano có thể chơi, nên bạn cần phải luyện tập chơi các quãng chính xác để đạt được siêu tốc bằng PSs.

Hãy áp dụng PSs vào việc tăng tốc cấu trúc Alberti CGEG. Mục tiêu là để chơi liên tiếp bất cứ số lần CGEG nào, ở bất cứ tốc độ mong muốn nào, ví dụ như trong phần 3 bản Ánh Trăng của Beethoven. LH: bắt đầu với 5 ở C3 và chơi 5131. Chơi nhanh hết mức có thể. Ghi nhớ tốc độ này và chúng ta sẽ so sánh nó với tốc độ cuối sau khi áp dụng phương pháp PS. Vì chúng ta cần cái gì đó cho RH để có thể đổi tay, hãy làm tương tự với RH: với 1 ở C4, chơi CGEG,1535, nhanh đến mức tối đa mà vẫn giữ được độ chính xác, và một lần nữa, ghi nhớ tốc độ này (đo nó bằng máy đo nhịp).

LH: bắt đầu với PS đơn giản nhất, hai ngón, 51. Luyện tập theo bộ bốn PS lặp lại gọi là bộ tứ: 51,51,51,51. Khi nó đã đạt yêu cầu, luyện tập liên tục bốn bộ tứ: tứ, tứ, tứ, tứ, cho tới khi tay bị mỏi hoặc căng thẳng bắt đầu xuất hiện (khoảng 10 giây), rồi đổi tay và lập lại quá trình tương tự cho RH. “Đạt yêu cầu” nghĩa là tốc độ cuối khoảng một bộ tứ một giây (chậm hơn nếu là người mới bắt đầu học), một cách tthư giãn và dễ dàng.

Để tăng tốc nhanh chóng, hãy luyện tập “hợp âm” thay vì PSs. Chơi cả hai nốt 51 nốt cùng lúc như một quãng hoặc hợp âm, và luyện tập bộ tứ hợp âm cao tốc. Chơi mỗi bộ tứ trong một động tác hạ xuống của tay, giữ toàn bộ ngón tay sát phím đàn. Rồi giơ tay lên để chơi bộ tứ tiếp theo.

Khi bạn tăng tốc (bộ tứ hợp âm), căng thẳng sẽ bắt đầu tích tụ. Nếu vậy hãy dừng tăng tốc (hoặc thậm chí là giảm tốc một chút) và thả lỏng toàn bộ cơ thể (và tay) trong lúc chơi, hít thở thoải mái. Khi bạn thêm sự thư giãn, bạn nên cảm thấy căng thẳng rút ra khỏi tay trong lúc bạn tiếp tục luyện tập. Đây là cách sự thư giãn được luyện tập ra sao! Đổi tay ngay khi nó cảm thấy mỏi và bắt đầu giảm tốc. Tay được nghỉ nên cảm thấy nóng lòng được chơi và bây giờ nó có thể chơi nhanh hơn trước kia.

Để chuyển đổi từ bộ tứ hợp âm sang PSs nhanh, hãy thay thế hợp âm cuối cùng của bộ tứ hợp âm với một PS nhanh: (hợp âm,hợp âm,hợp âm,hợp âm) -> (hợp âm,hợp âm,hợp âm,PS), giữ nguyên tỉ lệ lặp lại trong mỗi bộ. Một khi điều này đạt yêu cầu, thay thế với 2 bộ PSs, v.v… cho tới khi cả bộ tứ là PSs. Phương pháp này cho phép bạn chuyển đổi ngay lập tức sang PSs nhanh, bởi vì hợp âm và PSs nhanh thì tương tự nhau.

Tiếp theo hãy thử PSs 3 nốt. LH: 513, RH: 153, và lặp lại quá trình ở trên. Chơi cả 3 nốt trong một động tác hạ xuống của tay và luyện tập PSs theo bộ tứ. Bắt đầu với bộ tứ hợp âm 513 nếu bạn gặp khó khăn với PSs. Hoàn thành bài tập này cho cả 2 tay.

Nốt nối: nốt cuối cùng trong CGEG là nốt lặp lại và không thể được luyện như một PS (Xem định nghĩa PSs ở khúc đầu mục này). G này kết nối PS, CGE, với các nốt kế tiếp, nên nó được gọi là nốt nối. Các nốt nối là thứ kéo bạn chậm lại – bạn không thể chơi nốt nối nhanh vô cực. Để tập chơi nối nhanh, chúng ta giới thiệu khái niệm sau:

Chơi tuần hoàn, hay còn gọi là vòng lặp, là một quá trình trong đó một phân khúc nhỏ được chơi lại tuần hoàn liên tục: CGEG,CGEG,CGEG… Trong trường hợp này, chúng ta có thể tuần hoàn mà không cần thêm nốt mới. Chúng ta nói rằng CGEG tự tuần hoàn vì nó có nốt nối G sẵn bên trong.

Để có thể tuần hoàn liên tục, bạn có thể cần luyện tập bài PS EG rồi đến GEG. Giờ hãy tuần hoàn CGEG hai lần: CGEG,CGEG mà không ngừng nghỉ giữa chừng. Bước này được tạo điều kiện nhờ việc sử dụng luật liên tiếp [(7) Đoạn Khó Trước, Tập Luyện Phân Khúc, Luật Liên Tiếp]: khi tập CGEG, hãy bao gồm cả nốt đầu tiên của vòng lặp tiếp theo và tập CGEGC. Vậy nên hãy luyện tập các bộ CGEGC. Rồi tập tuần hoàn CGEG hai lần CGEG,CGEGC, rồi ba lần, v.v… Chơi một CGEGC với một chuyển động hạ xuống của bàn tay. Cuối cùng hãy tập tuần hoàn bộ tứ – bây giờ bạn đang luyện tập một bộ bao gồm các bộ tứ. Tại sao luôn là bộ? Thông thường, nếu bạn có thể chơi một bộ một cách thoải mái, thư giãn, bạn có thể chơi một số lần vô hạn.

Luyện tập PSs sẽ cung cấp cách nhanh nhất để tăng tốc độ ngón tay.

Luyện tập PSs sẽ cung cấp cách nhanh nhất để tăng tốc độ ngón tay.

Bạn đã xong! Giờ hãy so sánh tốc độ mới của bạn với những gì bạn đã làm trước khi áp dụng phương pháp PS. Một người có kinh nghiệm với những phương pháp này sẽ bắt đầu với bộ tứ hợp âm CGE, rồi bộ tứ PS CGE, rồi bộ tứ CGEGC, rồi vòng tuần hoàn CGEG, và hoàn thành cả quá trình trong vài phút. Quy trình này được lập lại trong nhiều ngày liên tiếp, cho tới khi tốc độ cuối nhanh hơn mức cần thiết.

Chơi tuần hoàn chỉ đơn giản là sự lặp lại, nhưng nó là một phương thức để tối thiểu việc luyện tập lặp đi lặp lại. Hãy dùng chơi tuần hoàn để đạt được kỹ thuật nhanh đến mức nó xóa đi những lần lập lại không cần thiết. Để tránh mắc phải thói quen xấu, hãy thay đổi tốc độ và thử nghiệm với (36) Chuyển Động Bàn Tay khác nhau để chơi tối ưu và luôn luyện tập thư giãn. Đừng tuần hoàn một thứ duy nhất quá nhiều lần vì đó là cách bạn mắc phải thói quen xấu. Hơn 90% thời gian tuần hoàn nên ở những tốc độ mà bạn có thể xử lý một cách thoải mái và chính xác, vì những lý do sẽ được giải thích trong [(23) Cải Thiện Hâu Luyện Tập, Giấc Ngủ, Cơ Bắp Nhanh/Chậm]. Bạn đã hoàn thành khi bạn có thể chơi ở bất kỳ tốc độ nào trong bất kỳ khoảng thời gian nào, hoàn toàn thư giãn, và hoàn toàn trong tầm kiểm soát. Rồi sau đó hãy tuần hoàn xuống tốc độ chậm vì bạn có thể thấy có những tốc độ trung cấp nhất định sẽ gây ra rắc rối. Luyện tập ở những tốc độ đó vì chúng có thể cần thiết khi bạn bắt đầu HT.

Nếu một kỹ thuật cần được lặp lại 10,000 lần (điển hình cho những nội dung cực khó), tuần hoàn cho phép bạn hoàn thành chúng trong thời gian ngắn nhất có thể. Thời gian tuần hoàn tiêu biểu là 1 giây, nên 10,000 vòng tuần hoàn là ít hơn 4 tiếng. Nếu bạn tuần hoàn đoạn này trong 10 phút một ngày, 5 ngày một tuần, thì 10 000 vòng tuần hoàn sẽ mất gần cả tháng. Rõ ràng, những nội dung cực khó sẽ tốn hàng tuần để học ngay cả khi sử dụng phương pháp tốt nhất. Điều này lý giải tại sao học viên không được hướng dẫn bài bản có thể luyện tập suốt hàng năm trời mà vẫn không tiến bộ rõ rệt.

Chơi tuần hoàn có thể là quá trình luyện piano dễ chấn thương nhất. Đừng tập quá mức vào ngày đầu tiên, và xem chuyện gì sẽ xảy ra vào hôm sau. Nếu không có gì cảm thấy đau nhức, hoặc bạn không phát hiện ra thói quen xấu nào hoặc khuynh hướng phi nhạc cảm nào vào ngày hôm sau, bạn có thể tăng thời gian tập tuần hoàn.

Quy luật chung cho việc áp dụng PSs là hãy chia nhỏ các đoạn khó thành các PSs càng lớn càng tốt, ví dụ như 513 để tập 5131. Nếu chuyện này quá khó, hãy chia nhỏ nó thành PSs nhỏ hơn, ví dụ như 51, 13, và 31.

PSs giúp bạn đạt được 2 mục tiêu: (1) rèn luyện não bộ xử lý những mức tốc độ cao (bộ não chưa được rèn luyện hoàn toàn lạc lối ở những mức tốc độ cao mới), và (2) tăng tốc độ càng nhanh càng tốt. Với những bộ não chưa từng trải nghiệm những tốc độ cao như vậy, bạn nên thoáng cảm nhận một cảm giác lạ lùng trong lúc não bộ tiêu hóa những tác nhân của tốc độ cao và thích nghi với những khả năng mới, cũng như cảm giác bạn sẽ có khi bạn lần đầu học đi xe đạp, trượt tuyết, hay tự bơi. Việc chơi PS nhanh sẽ đặt ngón tay và bàn tay vào đúng vị trí cần thiết cho tốc độ cao. Từ “song song” trong PSs có nghĩa là toàn bộ các ngón đang chơi di chuyển cùng nhau (song song nhau). Tốc độ não bộ cao hơn có nghĩa là, khi trình diễn, bạn phải nhận thức rằng tốc độ não của một khán giả bình trùng bình thường chậm hơn, và điều chỉnh tốc độ của bạn phù hợp.

PSs thường không phải là cách bạn chơi piano cổ điển (chúng được dùng trong nhạc jazz, blues, v.v…). Chúng chỉ mang bạn đến gần với kỹ thuật cuối cùng nhanh hơn. Phần còn lại của cuốn sách này cung cấp những bước còn lại để chuyển PSs thành kỹ năng thực thụ.

Bài tập PSs không phải là những lặp lại không động não; chúng vẫn là một phần của âm nhạc và cần được tập một cách du dương, nghĩa là bất cứ ai nghe bạn tập PSs cũng sẽ ngưỡng mộ âm thanh piano tuyệt vời đó. Điều đó có nghĩa là chơi nhẹ nhàng, để ý đến nhạc tính. Điều này khả thi vì bạn sẽ không bao giờ bỏ quá nhiều thời gian cho bất kỳ bài PS nào; nó giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng, để bạn có thể tiếp tục.

Với bản Für Elise, bạn có thể tuần hoàn ô 1-6, rồi tuần hoàn 6-10 (9 trong bản ngắn). Rồi 17-20 (10-13) bao gồm nốt đầu tiên của 21 (14), rồi 21-22 (14-15), v.v…; hãy thử tự mình suy ra phần còn lại.

Với ô 53 (32), tập PSs RH 25 và 15, rồi 52 và 51, rồi 251, 152, và 151. Ô 54 (33) RH bao gồm 3 PSs; đừng quên luật liên tiếp. Tương tự, ô 100 (79) có 3 PSs, 123, 135, và 432. Để tập gam nửa bán cung của ô 103 (82), tập PSs 31, 13, 131, 313. Phần còn lại nên dễ đoán thôi, và giờ bạn đã có tất cả kỹ năng sơ bộ để chơi cả bản nhạc.